Hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ là do tình trạng co thắt cơ vòng thuộc hệ tiêu hóa đã gây ra các thay đổi trong việc tiêu hóa thức ăn.
Một vấn đề nguy hiểm về bệnh này mà bố mẹ cần lưu ý đó là rối loạn ở trẻ nếu như không được nhanh chóng điều trị sẽ gây ra các biến chứng như: ức chế não bộ phát triển, suy giảm hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng hay như hội chứng suy dinh dưỡng do trẻ không hấp thu được các chất cần thiết cho cơ thể như thể trạng bình thường,...
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa (Ảnh: Internet)
Chính vì thế mà thay vì để căn bệnh này đến gõ cửa, các bậc phụ huynh nên nắm được cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như thế nào, sinh hoạt của trẻ cần đảm bảo những gì,.. để giúp bé phát triển khỏe mạnh
Một trong những cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em đầu tiên chính là phương pháp nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Sở dĩ như vậy vì theo các chuyên gia chính nguồn sữa mẹ sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ cả về não bộ và thể chất.
Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em bằng sữa mẹ (Ảnh: Internet)
Không những thế, sữa mẹ còn chứa nguồn khoáng chất dồi dào giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch giúp bé phòng tránh được các bệnh liên quan đến miễn dịch và đường tiêu hóa, trong đó có hội chứng rối loạn đường tiêu hóa.
Các chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý ở trẻ hoặc vệ sinh ăn uống không đảm bảo chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn tiêu hóa ở bé.
Nguyên nhân là do thành ruột của bé còn mỏng không đủ "dày" để chống lại sự công kích của những vi khuẩn có hại. Chính vì thế mà chế độ dinh dưỡng hợp lý, sạch sẽ chính là cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất.
Cho trẻ ăn uống như thế nào để tránh xa rối loạn tiêu hóa? (Ảnh: Internet)
Bố mẹ cần lưu ý xem chế độ dinh dưỡng của con mình đã đầy đủ chưa, có bị dị ứng với thực phẩm nào không, vệ sinh dụng cụ ăn của bé sạch sẽ, không bảo quản thực phẩm cho bé qua đêm,...
Cách phòng tránh cụ thể:
- Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa, tránh đầy bụng hay khó tiêu
- Chế biến các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch
- Không cho trẻ ăn các thức ăn phải nhai lâu
- Hạn chế bữa ăn vặt cho bé
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày phải phù hợp với thể chất của bé
- Sử dụng một số thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua uống,...
Khi bé bị ốm, rất nhiều bố mẹ lựa chọn cho trẻ sử dụng kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh ngày từ khi còn nhỏ chính là thủ phạm làm suy giảm hệ miễn dịch của bé.
Bảo vệ trẻ bằng việc hạn chế cho trẻ sử dụng kháng sinh (Ảnh: Internet)
Các vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa bị miễn nhiễm với các kháng sinh, chính vì thế khi uống thuốc các vi khuẩn có lợi trở thành đối tượng bị tiêu diệt!
Vì thế cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa hiệu quả ở trẻ chính là hạn chế cho trẻ sử dụng kháng sinh.
Vấn đề vệ sinh chính là một trong các nội dung được nhắc đến nhiều nhất khi chăm sóc sức khỏe cho bé. Các chuyên gia luôn nhấn mạnh rằng, một thói quen làm vệ sinh của bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ khỏe mạnh của trẻ.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và các đồ dùng trẻ sử dụng (Ảnh: Intenret)
Vì thế mà các mẹ nhớ vệ sinh các loại đồ chơi của trẻ đều đặn, khử trùng đồ ăn uống trước khi cho trẻ sử dụng,..
Tiêm phòng là một trong những cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cơ bản. Thực hiện tiêm chủng đầy đủ chính là bước đệm hoàn hảo cho sức khỏe của bé được phát triển bình thường không lo sự xâm nhiễm của các vi khuẩn có hại.
Tiêm phòng cũng là cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hiệu quả (Ảnh: Intenet)
Trên đây là 5 cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà bố mẹ cần nắm chắc khi chăm thành viên mới trong gia đình. Khi cơ thể bé có những dấu hiệu bất thường như khát nước liên tục, không buồn đi tiểu tiện hay da có dấu hiệu xanh xao,.. thì ngay lập tức cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn kịp thời.