Tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ

Tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Nếu phát hiện các dấu hiệu như nước tiểu có màu sậm, trướng bụng, vàng da… bạn cần tiến hành xét nghiệm gan nhiễm mỡ. Đặc biệt, với những người nghiện rượu bia hay gia đình có tiền sử béo phì, bệnh về gan, huyết áp cao… càng cần đề phòng.

1. Phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ

Y học ngày càng phát triển, do đó có nhiều loài xét nghiệm gan nhiễm mỡ mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là các phương pháp phổ biến thường xuyên được áp dụng:

- Xét nghiệm Alanine transaminase (ALT): Đây là hình thức xét nghiệm và chẩn đoán gan nhiễm mỡ được áp dụng ở hầu hết các trung tâm y tế và bệnh viện lớn. Phương pháp này sử dụng 1 loại enzyme được tìm thấy ở gan, nó có khả năng phá vỡ tế bào protein. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ enzyme này trong máu cao, rất có thể bệnh nhân đã bị tổn thương ở gan.

- Xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP): Tương tự như ALT, ALP cũng là loại enzyme trong gan, ống mật và xương. Trong trường hợp chúng có nồng độ lớn sẽ gây tắc ống mật, tổn thương gan và một số bệnh về xương khớp.

- Xét nghiệm albumin và protein: Trong gan có 2 thành phần protein chính, đó là: Albumin và globulin. Nếu nồng độ 2 loại protein này thấp hơn mức quy định cho thấy gan đang bị tổn thương.

- Xét nghiệm gan nhiễm mỡ Aspartate transaminase (AST): Trong gan có nhiều loại enzyme khác nhau, bao gồm AST. Nếu nồng độ AST tăng cao ở mức bất thường trong máu, rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy một số số bệnh về gan như gan nhiễm mỡ.

- Xét nghiệm bilirubin: Bilirubin do tế bào hồng cầu bị phá vỡ tạo nên. Thông thường, đối với gan khỏe mạnh, chức năng hoạt động bình thường, bilirubin sẽ được đào thải ra khỏi cơ nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu nồng độ chất này cao trong máu, gây tích tụ sẽ làm tổn thương gan, giảm chức năng đào thải.

- Xét nghiệm Gamma-glutamyltransferase (GGT): Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ enzym GGT cao là dấu hiệu cho thấy gan hoặc ống mật bị tổn thương.

- Xét nghiệm gan nhiễm mỡ L-Lactate dehydrogenase (LD): Trong trường hợp nồng độ tăng cao hơn mức quy định, gan sẽ bị tổn thương.

- Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT): Đây là phương pháp đo thời gian đông của máu. Nếu thời gian đông máu lâu chính là dấu hiệu cho thấy gan bị tổn thương, suy giảm chức năng.

Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng suy giảm chức năng gan khiến gan bị tổn thương như: sử dụng thuốc làm loãng máu,...

2. Các xét nghiệm gan nhiễm mỡ kèm theo

Ngoài các xét nghiệm gan nhiễm mỡ kể trên, các y bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số thủ tục xét nghiệm kèm theo khác như:

- Xét nghiệm máu: Đây là bước không thể thiếu khi chẩn đoán gan nhiễm mỡ. Công đoạn này giúp bác sĩ nắm được các thông tin về công thức máu, độ đường, huyết sắc tố A1C và chất béo trong máu. Ngoài ra, nó cũng phục vụ cho một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm men gan và chức năng gan; Sàng lọc bệnh Celiac...

- Xét nghiệm hình ảnh: Đây là phương pháp siêu âm đơn giản, bước đầu tiên khi bệnh nhân nghi ngờ bản thân bị các bệnh về gan. Quá trình này bao gồm có thể được thực hiện theo các cách sau:

+ Chụp cắt lớp vi tính (CT) / chụp cộng hưởng từ (MRI) bụng.

+ Chụp siêu âm nâng cao đo độ cứng của gan, cho thấy tình trạng xơ hoặc sẹo ở gan.

+ Chụp cắt lớp cộng hưởng từ, kết hợp hình ảnh cộng hưởng từ.

- Sinh thiết gan: Trong trường hợp các xét nghiệm gan nhiễm mỡ kể trên không đem lại kết quả chính xác, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân tiến hành sinh thiết gan. Cụ thể, bác sĩ sẽ lấy một phần nhỏ của mô ở gan để kiểm tra trong phòng thí nghiệm và tìm dấu hiệu viêm và xơ gan.

Tùy vào tình hình sức khỏe và tình trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp xét nghiệm gan nhiễm mỡ khác nhau. Nhìn chung, các hình thức này đều diễn ra khá nhanh chóng, không quá phức tạp và đưa ra kết quả chính xác cao.


Tác giả: Lê Thọ Hưng