Các loại tăng huyết áp ai cũng có thể mắc phải

Các loại tăng huyết áp ai cũng có thể mắc phải
Bệnh huyết áp dù thấp hay cao cũng sẽ đem đến những phiền toái và rắc rối cho người bệnh. Do đó việc nắm được các loại tăng huyết áp để có hướng điều trị phù hợp là điều vô cùng cần thiết.

Bệnh tăng huyết áp đem đến rất nhiều những phiền toái và để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng để có được cách điều trị sao cho phù hợp thì chúng ta cần nắm được các loại tăng huyết áp có thể xảy ra.

Tăng huyết áp có nhiều loại và dưới đây sẽ là những loại mà những đối tượng của bệnh này có thể sẽ phải trải qua.

1. Tăng huyết áp nguyên phát

Bệnh tăng huyết áp nguyên phát (còn gọi là tăng huyết áp vô căn) là loại tăng huyết áp phổ biến nhất, chiếm đến 95% số trường hợp và biến chứng dần theo thời gian. Bệnh này được gọi là nguyên phát hay vô căn vì bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân tăng huyết áp một cách cụ thể. 

Thêm vào đó, nghiên cứu còn cho thấy sợi dây liên kết giữa tăng huyết áp nguyên phát với một số yếu tố nguy cơ như sau:

1.1. Tuổi già

Theo thời gian, cơ thể của chúng ta sẽ bị già đi, mạch máu cũng sẽ mất dần độ đàn hồi và đưa đến nguy cơ tăng huyết áp. Nhóm phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với nam giới trong cùng nhóm tuổi.

1.2. Di truyền

Nhiều người cho rằng bệnh tăng huyết áp chỉ xuất hiện ở người trưởng thành nhưng trên thực tế, số lượng trẻ em mắc căn bệnh này đang ngày một gia tăng. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do 02 yếu tố là: Tiền sử gia đình và tác động di truyền.

Ảnh 2.

Bệnh tăng huyết áp đem đến rất nhiều những phiền toái và để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh (Ảnh: Internet)

1.3. Đái tháo đường và béo phì

Lối sống hiện đại với chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen ít vận động thể lực đang là yếu tố làm gia tăng số lượng người mắc bệnh đái tháo đường và béo phì. Hai căn bệnh này là nhân tố quan trọng để làm tăng tỷ lệ bị tăng huyết áp.

1.4. Hấp thụ quá nhiều muối

Gần 1/3 số trường hợp thuộc loại tăng huyết áp nguyên phát có liên hệ đến tình trạng hấp thụ quá nhiều muối. Muối làm tăng giữ nước, dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

Ảnh 3.

Ăn mặn cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp (Ảnh: Internet)

1.5. Có gốc gác từ Châu Phi hoặc vùng Ca ri bê

Cả yếu tố di truyền và tác động từ môi trường xung quanh đều khiến người mang dòng máu Châu Phi hay Caribbean có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. Họ thường bị tăng huyết áp ở độ tuổi trẻ hơn và dễ biến chứng sang các loại bệnh hiểm nghèo như bệnh tim hay mù lòa.

2. Tăng huyết áp thứ phát

Cũng được xếp vào các loại tăng huyết áp thì tăng huyết áp thứ phát chiếm từ 5-10% số trường hợp được chẩn đoán. Khác với tăng huyết áp nguyên phát, bác sĩ luôn xác định được nguyên nhân của chứng tăng huyết áp thứ phát.

Dẫn tới chứng tăng huyết áp thứ phát có thể do nhiều căn bệnh khác nhau tạo thành mà không thể không kể đến như:

- Các rối loạn hóc-môn ở tuyến thượng thận (tiêu biểu là hội chứng Cushing)

- Các bệnh lý về thận như suy thận, u thận hay tắc mạch máu vùng thận

Ảnh 4.

Tăng huyết áp thứ phát chiếm từ 05-10% số trường hợp được chẩn đoán (Ảnh: Internet)

- Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm cân hoặc liệu pháp thảo dược

- Chứng rối loạn hô hấp trong khi ngủ

- Thai phụ mang thai lần đầu tiên và những biến chứng như bệnh tiền sản giật

- Một khiếm khuyết bẩm sinh gọi là bệnh hẹp eo động mạch chủ

Do đó, việc phát hiện ra các loại tăng huyết áp để có được cách điều trị phù hợp là việc vô cùng cần thiết và quan trọng. 

Thường thì bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân thay đổi lối sống và sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp (antihypertensive drugs) để điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và đẻ ổn định mức huyết áp. Nhưng đôi khi người bệnh tăng huyết áp thứ phát cũng cần dùng thêm thuốc đặc trị và tiến hành một số phẫu thuật cần thiết

Tác giả: Thanh Hoa