Nuôi ăn qua ống là phương pháp cung cấp cho cơ thể đủ dinh dưỡng cần thiết thông qua 1 ống nhựa hoặc cao su.
Thức ăn trong nuôi ăn qua ống cũng là thức ăn bình thường, nhưng ở dạng lỏng, đã được nghiền nhuyễn. Hiện nay có rất nhiều thức ăn dạng ống được sản xuất công nghiệp, bày bán sẵn, rất tiện lợi. Chúng chứa năng lượng và tất cả các chất dinh dưỡng mà bạn cần hàng ngày, bao gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước. Tùy vào tình trạng cơ thể và bệnh tật mà bác sĩ có thể khuyến cáo những yêu cầu dinh dưỡng khác nhau cho từng bệnh nhân.
- Ống cho ăn đường mũi - dạ dày:
Áp dụng cho những trường hợp nuôi ăn ngắn ngày, ít hơn 1 tháng. Nuôi ăn đường mũi - dạ dày cho phép thức ăn thẩm thấu cao hơn, tốc độ ăn nhanh hơn. Cách cho ăn của ống nuôi đường mũi - dạ dày cũng khá đa dạng, có thể bơm thức ăn, nhỏ giọt từng đợt, hoặc nhỏ giọt liên tục.
- Ống cho ăn đường mũi - hỗng tràng:
Áp dụng cho những bệnh nhân thường xuyên bị trào ngược dạ dày, đầy hơi, trướng bụng. Thời gian nuôi ăn qua ống khoảng 4 đến 6 tuần. Kỹ thuật đặt ống cho ăn đường mũi - hỗng tràng khá khó, thường đặt qua nội soi.
- Ống cho ăn đường mở dạ dày qua da:
Áp dụng cho những bệnh nhân bị rối loạn nuốt liên quan đến các bệnh lý về thần kinh (tai biến, bại não, đột quỵ, Parkinson, trầm cảm, giảm nhận thức do chấn thương,...) hoặc bệnh nhân bị u bướu vùng họng, bị các bệnh lý đường ruột sau khi xạ trị ung thư. Thời gian nuôi ăn qua ống khoảng 4 đến 6 tuần.
- Ống cho ăn đường mở hỗng tràng qua da:
Thường được sử dụng để nuôi ăn sớm sau phẫu thuật, hoặc sử dụng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Thời gian nuôi ăn dài, trên 6 tuần. Đặt ống mở hỗng tràng qua da là 1 kỹ thuật khó, cần có sự hỗ trợ của nội soi và X-quang.
Có 3 phương pháp nuôi ăn qua ống là: bơm thức ăn trực tiếp, truyền nhỏ giọt từng đợt, hoặc truyền nhỏ giọt liên tục. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
- Đối tượng: Bệnh nhân còn tỉnh táo, sức khỏe ổn định, dạ dày còn chức năng.
- Lượng ăn: Người lớn ăn tối đa 400ml mỗi cữ ăn, thời gian cho ăn khoảng 15 - 60 phút. Nên cho ăn nhiều lần trong ngày, dao động từ 3 - 8 lần, các cữ ăn cách đều nhau.
- Ưu điểm: Ít tốn kém, dễ thực hiện, thuận tiện, thời gian cho ăn nhanh.
- Nhược điểm: Vì để thức ăn xuống dạ dày qua bơm có pitton hoặc để thức ăn chảy theo trọng lực, nên bệnh nhân có nguy cơ hít sặc cao, thường gây kích thích dạ dày, đầy bụng, tiêu chảy.
- Đối tượng: Dành cho bệnh nhân không áp dụng được phương pháp bơm trực tiếp.
- Lượng ăn: Mỗi lần cho ăn khoảng 200 - 300ml cộng thêm khoảng 30ml nước sôi để nguội tráng ống trước và sau khi cho ăn, trong khoảng thời gian từ 30 - 60 phút. Mỗi cữ ăn cách nhau 4 - 6 giờ, tùy theo nhu cầu của bệnh nhân.
- Ưu điểm: Dung nạp tốt, bệnh nhân có thể vận động dễ dàng giữa các bữa ăn, thời gian cho ăn trung bình.
- Đối tượng: Dành cho những bệnh nhân có tình trạng bệnh tiến triển nặng, cần tăng cường năng lượng và dinh dưỡng, chức năng của dạ dày và ruột đã suy giảm, và không dung nạp các phương pháp nuôi ăn qua ống khác.
- Lượng ăn: Thức ăn sẽ được bác sĩ tính toán, định lượng, sau đó truyền nhỏ giọt liên tục từ 8 - 24 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn đêm để tránh nguy cơ hít sặc.
- Ưu điểm: Cải thiện khả năng dung nạp, tăng hấp thu dinh dưỡng, ngăn ngừa tiêu chảy, giảm nguy cơ hít sặc.
- Nhược điểm: Bệnh nhân không thể vận động trong khi nuôi ăn qua ống. Cần chuyển qua truyền nhỏ giọt từng đợt ngay khi có thể.
Nguồn dịch: http://www.tube-feeding.com/What-is-Tube-Feeding/