Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, thường xuyên thay đổi đột ngột cùng độ ẩm không khí giảm thấp và khô hanh ở miền Bắc là lí do xuất hiện các loại bệnh giao mùa hè thu. Ở miền Nam, bệnh giao mùa hè thu thường xuất hiện lại là do trời mưa kéo dài dẫn tới sự sinh sôi, phát triển của muỗi và các loài động vật gây bệnh khác.
Ngoài ra, khói bụi, ô nhiễm môi trường trong điều kiện thời tiết biến động liên tục ấy càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh giao mùa hè thu. Mọi đối tượng đều có thể mắc các loại bệnh này, nhưng nhạy cảm hơn cả vẫn là trẻ nhỏ, người già và những người đang điều trị các bệnh mãn tính khác.
Nhóm bệnh giao mùa hè thu phổ biến (Ảnh: Internet)
Theo các chuyên gia, nguy cơ mắc phải bệnh hô hấp trong thời điểm giao mùa từ hè sang thu là rất cao. Cụ thể:
- Viêm đường hô hấp trên (bao gồm cả cấp tính và mạn tính): thường là các bệnh nhẹ, khá phổ biến và dễ gây phiền toái, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày.
Các bệnh viêm đường hô hấp trên cấp tính thường gây sốt cao, ho, ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, thay đổi giọng nói hoặc mất giọng, sưng đỏ niêm mạc họng ( biểu hiện ở trẻ em thường là nôn nhiều, quấy khóc). Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể trở thành mãn tính và dẫn tới nhiều loại bệnh nguy hiểm, khó chữa trị hơn.
Nếu bạn bị mất giọng, bạn cần làm gì để khắc phục ngay? => Đọc ngay TẠI ĐÂY.
Viêm đường hô hấp là nhóm bệnh giao mùa hè thu thường gặp nhất (Ảnh: Internet)
- Viêm đường hô hấp dưới: đây là bệnh giao mùa hè thu ít gặp nhưng thường trở nặng và gây nguy hiểm. Nhóm này bao gồm các bệnh: viêm thanh quản, viêm khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi.
Đặc biệt, đây là thời điểm 3 loại virus cúm A, B, C bùng phát mạnh, gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp. Trong đó, virus cúm A có thể bùng phát thành các dịch lớn, gây ra các viêm xoang cấp, viêm tai giữa cùng các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, viêm phế quản cũng là bệnh rất nhạy cảm, dễ mắc phải ở trẻ em khi khí hậu thay đổi thất thường. Bệnh gây ra các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho có đờm, liên tục. Việc điều trị bệnh nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để chữa khỏi dứt điểm, tránh tái phát.
VIêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản, viêm tai thường gây ra các triệu chứng nặng và cần điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ. Triệu chứng của các bệnh này bao gồm ho liên tục, dữ dội về ban đêm, thờ khò khè, sưng họng, ớn lạnh, sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau tai, sưng cổ.
Nhóm bệnh dễ mắc vào cuối hè đầu thu còn làm xuất hiện nhiều dị nguyên mới trong môi trường như các loại phấn hoa (hoa lau, bụi bông, hoa sữa,...), nguy cơ xảy ra các dị ứng như mề đay, viêm kết mạc, viêm da dị ứng,.. là rất cao. Đây là thời điểm xuất hiện tương đối nhiều loại chất gây dị ứng trong không khí, đồng thời niêm mạc mũi, họng cũng nhạy cảm hơn do độ ẩm thấp.
Dị ứng dễ xảy ra vào cuối hè đầu thu (Ảnh: Internet)
Để hạn chế tình trạng này, cần hạn chế tiếp xúc và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. Với dị ứng chưa rõ nguyên nhân, nên giữ cơ thể sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế tác nhân gây bệnh.
Đây là bệnh giao mùa he thu thường gặp, do virus gây ra và lây truyền trực tiếp từ người sang người qua không khí hoặc tiếp xúc. Triệu chứng của bệnh thường là sốt, đau đầu, ho, đau họng, ngạt mũi, sổ mũi,...
Đây thường là bệnh nhẹ và có thể tự khỏi, tuy nhiên không nên chủ quan vì bệnh có thể kéo dài hoặc dẫn tới nhiều biến chứng, thậm chí gây tử vong trong nhiều trường hợp.
Cảm cúm, cảm lạnh cũng thường xảy ra vào giai đoạn giao mùa (Ảnh: Internet)
Virus gây hai bệnh này có thể tồn tại trong các vật dụng xung quanh ta như: đồ chơi, điện thoại, điều khiển, tay nắm cửa,... Để phòng bệnh, nên thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng, bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đây là bệnh giao mùa hè thu nguy hiểm, thường bùng phát sau các đợt mưa lớn cuối mùa hạ. Bệnh lây truyền do muỗi vằn mang virus gây bệnh tấn công, thường biểu hiện thành các triệu chứng như: sốt cao liên tục, người mệt mỏi, đi tiểu ít, xuất hiện xuất huyết dưới da, niêm mạc và cả nổi tạng,...
Khi có các biểu hiện sốt xuất huyết, cần tới gặp bác sĩ để xác định bệnh và hạn chế lây lan ra khu vực xung quanh. Các trường hợp bệnh nhẹ có thể được điều trị ngoại trú và thường khỏi sau 3-8 ngày. Các trường hợp nặng hơn cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện để đề phòng biến chứng như chảy máu nội tạng, suy đa tạng, giảm tiểu cầu,...
Bảo vệ sức khoẻ trước các loại bệnh giao mùa hè thu (Ảnh: Internet)
Để phòng các loại bệnh giao mùa hè thu, cần thường xuyên vệ sinh nhà ở, trường học, nơi làm việc sạch sẽ, giữ ấm cho cơ thể, mặc quần áo thoải mái, loại trừ các nguyên nhân gây bệnh,...