Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp
Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp gói gọn qua sự phát triển qua 4 cột mốc: giai đoạn I, giai đoạn II, giai đoạn III và giai đoạn IV.

Viêm khớp dạng thấp được biết đến như một căn bệnh viêm tự miễn dịch mạn tính có hệ thống, chủ yếu tác động lên khớp xương (đặc biệt là các khớp xương di chuyển được).

Hiện nay, vẫn chưa đủ cơ sở để chứng minh cơ sở di truyền cơ bản của viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng viêm khớp dạng thấp diễn ra do sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường và di truyền kết hợp gây ra. Tỷ lệ hai yếu tố này duy trì ở mức 50/50.

Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp

Tùy vào từng thời điểm mà viêm khớp dạng thấp có đặc điểm và triệu chứng bệnh khác nhau. Các biến chứng cũng khác nhau tùy vào từng nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, các nhà khoa học cho rằng căn bệnh này có bốn giai đoạn khác nhau biểu hiện sự thay đổi thể chất và sự hình thành sinh lý.

Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp gồm: giai đoạn I, giai đoạn II, giai đoạn III, giai đoạn IV.

1. Giai đoạn I

Giai đoạn I là giai đoạn sớm cũng như giai đoạn đầu thuộc các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp. Giai đoạn có thể phát hiện thông qua các lớp viêm màng trên khớp khiến khớp sưng và đau nhức mỗi khi chuyển động.

Lúc này, các tế bào miễn dịch di chuyển tới vùng viêm làm số lượng tế bào trong dịch khớp tăng cao.

Các biểu hiện bệnh khởi phát dần dần, tăng dần. Chỉ có 10 – 15% bệnh nhân mắc bệnh đột ngột và cấp tính. Một số biểu hiện của bệnh giai đoạn này như: mệt mỏi, sốt nhẹ, ra nhiều mồ hôi, gầy sút, tê các đầu chi. Thông thường, giai đoàn này chỉ kéo dài vài tuần tới vài tháng.

Nếu phát hiện bệnh vào giai đoạn này, phác đồ điều trị sẽ tập trung bảo vệ khớp và kiểm soát quá trình viêm.

2. Giai đoạn II

Tăng cao hơn một chút nhưng vẫn ở mức độ vừa phải, giai đoạn II cho thấy sự lan truyền và gia tăng của viêm trong mô. Các mô xương phát triển ảnh hưởng tới không gian khoang khớp và trên sụn. Chúng phá hủy từ từ sụn khớp khiến khớp bắt đầu bị thu hẹp do mất sụn.

Ở giai đoạn này, các dị dạng khớp thường không xuất hiện. Tuy nhiên, quá trọng di động có thể hạn chế do tình trạng teo cơ liền kề.

Nếu điều trị trong giai đoạn này, mục tiêu cũng tương tự như ở giai đoạn I.

3. Giai đoạn III

Trong thang các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mức này bắt đầu chuyển từ dạng thấp đã tới mức độ nặng. Đặc trưng của giai đoạn này nằm ở sự tích tụ bạch cầu polymorphonuclear leuykocytes (SFPMNs) và sự gia tăng tế bào mao mạch. Các xương dưới sụn bắt đầu lộ ra do quá trình sụn khớp bị mất.

Bước vào giai đoạn này, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng sưng tấy, đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng (đặc biệt là khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay,…) chuyển động hạn chế hay suy nhược cơ thể. Một số khớp khác ít gặp như: cột sống, khớp vai, khớp hang, khớp ức đòn.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân giai đoạn này có biểu hiện hình thành các nốt sần, dị dạng hoặc teo cơ sâu.

Các phương pháp điều trị ở giai đoạn này tập trung vào việc giảm đau và phòng ngừa tàn tật.

4. Giai đoạn IV

Giai đoạn IV là giai đoạn cuối trong các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp. Biểu hiện của giai đoạn nằm ở quá trình giảm viêm và hình thành các xương chùng (xương kết hợp) và mô xơ. Điều này khiến các chức năng khớp không thể hoạt động.

Bệnh nhân trong giai đoạn này thường đau khớp, cứng, sưng và yếu khớp. Cảm giấc vô cùng khó chịu cũng xâm chiếm toàn bộ cơ thể. Vậy nên, trọng tâm chính của giai đoạn này là giảm đau và ngăn chặn khớp bị ảnh hưởng bởi các tổn thương bổ sung.

Trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân giai đoạn cuối này có thể phải phẫu thuật thay khớp.

Làm thế nào để phát hiện và chẩn đoán viêm khớp dạng thấp sớm?

Cũng như nhiều bệnh khác, phát hiện và chữa trị sớm viêm khớp dạng thấp sẽ giúp tỷ lệ khỏi bệnh của bạn tăng cao hơn. Việc này bạn không thể làm riêng rẽ một mình mà cần sự giúp sức của các chuyên gia y tế. Sự hợp sức giữa hai bên sẽ giúp cánh cổng khỏi bệnh mở rộng nhất có thể.

Trong các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp, ngay khi bệnh mới manh nha xuất hiện và phát triển, tỷ lệ chữa trị thành công của bạn vẫn rất cao. Phát hiện càng sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh càng cao. Vậy nên, phát hiện bệnh sớm đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, chữa trị giúp bạn khỏi bệnh.

Nếu không phát hiện kịp thời, tình trạng bệnh sẽ có nguy cơ phát triển mạnh mẽ hơn. Quá trình chữa trị sẽ phải gánh thêm hàng ngàn gánh nặng khác mà đáng lẽ ra đã có thể giải quyết từ trước.

Một số nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, quá trình chẩn đoán không chính xác hay phương pháp điều trị không phù hợp hoặc bệnh nhân không điều trị sẽ khiến khoảng 60% bệnh nhân bị suy giảm chức năng đáng kể sau khoảng 20 năm nữa. Một số ví dụ điển hình như mất khả năng chăm sóc bản thân hay di chuyển.

Ngoài ra, bệnh viêm khớp dạng thấp còn ảnh hưởng nhiều bộ phận khác trên cơ thể (tim, thận, gan…) Nhiều chuyên gia cho rằng đây không phải là bệnh của riêng một bộ phận mà còn là bệnh toàn thân. Vậy nên, nắm các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp sẽ giúp bạn nắm được tình hình chung của cơ thể bản thân.

Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường không nhận thấy các triệu chứng gì khác biệt ở toàn thân trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh đã trở nặng. Đây là một căn bệnh tăng tiến không ngừng, mang trong mình khả năng hủy hoại khớp xương và gây ra tàn tật.

Trên đây là các thông tin liên quan tới việc tìm hiểu các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp. Chúng sẽ vô cùng hữu ích nếu bạn quan tâm và phòng bệnh ngay từ bây giờ. Việc điều trị sớm sẽ khiến căn bệnh không còn là mối nguy hại đối với bạn và những người thân xung quanh. Chúc bạn mạnh khỏe!




Tác giả: Quang Anh