Các giai đoạn của bệnh cảm cúm ở trẻ mẹ nên lưu ý

Các giai đoạn của bệnh cảm cúm ở trẻ mẹ nên lưu ý
Cảm cúm là bệnh thường có nhiều triệu chứng khác nhau ở từng người. Ở trẻ em, các giai đoạn của bệnh cảm cúm thường trải qua 3 thời kỳ dưới đây.

Các giai đoạn của bệnh cảm cúm:

1. Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn của bệnh cảm cúm đầu tiên, trẻ thường có các triệu chứng như sốt nhẹ (dưới 38 độ C), khó thở, khụt khịt, chảy nước mũi (không có màu), ho nhẹ (thường không có đờm), hắt hơi,.... Ở giai đoạn này, bé vẫn sinh hoạt và ăn uống bình thường.

Nếu việc điều trị các triệu chứng trên được thực hiện sớm, sẽ ngăn được các giai đoạn của bệnh cảm cúm tiếp theo phát triển, đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu cho bé. Trong trường hợp trẻ bị sốt, có thể sử dụng paracetamol theo liều lượng phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của bé.

Ảnh 1.

Các triệu chứng ở giai đoạn của bệnh cảm cúm đầu tiên (Ảnh: Internet)

Đối với các triệu chứng viêm đường hô hấp của bệnh, nên thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý vài lần 1 ngày, giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi đi ra đường. Hạn chế việc tự ý sử dụng kháng sinh và các loại thuốc khác để tránh các tác dụng phụ không đáng có.

2. Giai đoạn thứ hai của cảm cúm

Khi các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn cảm cúm trước không được điều trị triệt để và đúng cách, tình trạng cảm cúm sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn với các biểu hiện rõ ràng hơn. 

Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này thường là sốt cao (trên 38,5 độ C), ho nhiều hơn, có đờm, chảy nước mũi (có màu xanh vàng, có mùi tanh và dạng đặc), đồng thời cảm giác nghẹt mũi cũng tăng lên.

Ảnh 2.

Ở giai đoạn 2, trẻ thường sốt cao và ho nhiều hơn (Ảnh: Internet)

Lúc này, các triệu chứng sẽ làm bé cảm thấy mệt mỏi và chán ăn nhiều hơn, thậm chí là phải nghỉ học. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên thường là do bội nhiễm vi khuẩn. Đây là thời điểm thích hợp để sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh, trước khi virus vi khuẩn phát triển và chuyển sang giai đoạn của bệnh cảm cúm tiếp theo.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan, tự mua thuốc về điều trị vì rất dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc (kháng thuốc) và gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé. Nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

3. Giai đoạn bệnh gây viêm đường hô hấp dưới hoặc viêm tai

Ở các giai đoạn của bệnh cảm cúm trước, các triệu chứng thường chỉ dừng lại ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn cảm cúm này, các triệu chứng bắt đầu nặng hơn và gây ra viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm tai. 

Đây cũng là thời điểm các biến chứng cảm cúm có thể xảy ra và gây nguy hiểm cho trẻ.

Ảnh 3.

Giai đoạn của bệnh cảm cúm nặng hơn là khi xảy ra viêm đường hô hấp dưới hoặc viêm tai (Ảnh: Internet)

Các triệu chứng viêm đường hô hấp dưới ở giai đoạn này thường là sốt cao kèm theo ho nhiều hơn, tiếng ho nặng, ho có đờm, khó thở, thở khò khè, thở có tiếng ran, chảy nhiều nước mũi đặc có màu vàng hoặc vàng nâu. Ở giai đoạn này, trẻ thường mệt mỏi, khó thở kể cả khi không vận động, xuất hiện tình trạng  co rút lồng ngực, quấy khóc, chán ăn.

Nếu bệnh gây ra sốt cao kè, theo viêm tai, trẻ sẽ thường xuyên bị ngứa và đau trong tai, tai chảy nước hoặc mủ có mùi hôi,...

Khi có một trong các biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị phù hợp. Các biến chứng của viêm phế quản, viêm phổi và viêm tai có thể để lại hậu quả lâu dài và nguy hiểm.

Ở giai đoạn của bệnh cảm cúm này, việc điều trị triệu chứng bằng kháng sinh là khó tránh khỏi. Khi được chỉ định dùng kháng sinh, cần lưu ý uống thuốc đúng liều lượng, thời gian, không bỏ ngang khi các triệu chứng bắt đầu giảm nhẹ hoặc biến mất.

Ảnh 4.

Nên điều trị triệu chứng ở giai đoạn của bệnh cảm cúm đầu tiên (Ảnh: Internet)

Tóm lại, nên tiến hành điều trị các triệu chứng ở giai đoạn của bệnh cảm cúm đầu tiên. Càng về sau, việc điều trị càng mất thời gian và công sức, lại gây ra nhiều mệt mỏi, phiền toái cho bé yêu.


Tác giả: Thảo Ngân