Trong điều trị cong vẹo cột sống, không phải cứ bị cong vẹo là cần phải phẫu thuật. Có những trường hợp độ cong dưới 20 độ bạn chỉ cần kiểm tra định kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ.
Đặc biệt là với đối tượng trẻ em và trẻ đang ở giai đoạn thanh thiếu niên. Thông thường là từ 4 - 6 tháng bạn sẽ được chụp cột sống kiểm tra độ cong một lần xem rằng độ cong có cải thiện không hay đang diễn biến xấu đi. Rồi sau đó bác sĩ sẽ xem xét việc bạn có cần điều trị y tế hay không.
Điều trị cong vẹo cột sống sử dụng nẹp định hình là một phương pháp phổ biến đối với bệnh này. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo nẹp định hình nếu như cột sống của bạn đang ở trong giai đoạn phát triển và lúc đường cong cột sống bị trở nên nghiêm trọng hơn hay tình trạng của bệnh nhân chuyển từ mức độ vừa sang tới mức độ nặng.
Nẹp cột sống không phải là phương pháp điều trị cong vẹo cột sống hoàn toàn nhưng nó sẽ giúp ngăn cản được sự phát triển tiêu cực của cột sống về sau này.
Tùy vào đường cong cột sống như thế nào mà nẹp mềm hay nẹp cứng sẽ được chỉ định sử dụng, bên cạnh đó bác sĩ cũng dựa thêm vào những yếu tố như sự linh hoạt của các đốt sống lưng hay sức khỏe tổng thể của bạn cũng như những tình trạng y tế khác.
- Nẹp cứng hay còn gọi là nẹp nhựa: đây là loại nẹp phổ biến nhất che cả mặt trước và mặt sau của phần cột sống. Nó thường được cố định dưới nách và xung quanh vùng ngực, thắt lưng - hông.
- Nẹp mềm hay còn gọi là nẹp động có sử dụng dây đeo mềm hơn và giữ ở trên cỏ thể. Mặc quần áo rộng thì sẽ không bị lộ nẹp.
Thông thường nẹp có thể phải đep vài tiếng mỗi ngày cho tới khi cột sống của bệnh nhân ngừng phát triển hoàn toàn, ví dụ như 2 năm sau khi bé gái có kỳ kinh nguyệt đàu tiên và bé trai khi tới tuổi dậy thì có mọc râu - hoặc tới khi cơ thể ngừng phát triển về chiều cao.
Đeo nẹp cũng có thể được khuyến nghị đeo từ 16 - 23 giờ mỗi ngày.
Các chuyên gia cho biết đeo nẹp không làm hạn chế chuyển động của cơ thể và vẫn có thể tham gia vào một số hoạt động thể chất.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng vật lý trị liệu có thể cải thiện hình dáng cột sống của bạn nhưng điều này vẫn chưa được công nhận một cách chắn chắn. Nhưng vật lý trị liệu có thể giúp giảm những cơn đau do cong vẹo cột sống gây ra và giúp cho bệnh nhân có thể hít thở được tốt hơn.
Một số bài vật lý trị liệu phổ biến như yoga, xoa bóp.
Hãy trao đổi với bác sĩ về điều này nếu bạn cảm thấy hứng thú hay còn băn khoăn.
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị cong vẹo cột sống không phẫu thuật khác với mục đích tăng cường cơ và giảm áp lực lên trên cột sống, cụ thể:
- Điều trị cong vẹo cột sống bằng nắn chỉnh
- Kích thích điện.
Chứng cong vẹo cột sống nếu tích cực điều trị và quan sát thì sẽ không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Phẫu thuật điều trị cong vẹo cột sống luôn không phải là lựa chọn đầu tiên cho người bệnh. Khi phát hiện thấy cột sống có những phát triển bất thường và đau đớn thì cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được tư vấn và thăm khám hợp lý.