Có không ít bệnh nhân khi thấy các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ hay đau ở hạ sườn phải và thượng vị đều khá chủ quan. Họ không đi khám vì nghĩ rằng cơn đau sẽ tự hết. Nhiều trường hợp đến khi không chịu nổi nữa mới đi khám thì mới biết đâu là những dấu hiệu viêm gan B.
Tỷ lệ nhiễm viêm gan ở Việt Nam khá cao. Theo ước tính có tới 10-20 triệu người mắc viêm gan B và khoảng 5 triệu người nhiễm viêm gan C. Điều đáng nói là rất nhiều bệnh nhân không ý thức được những dấu hiệu viêm gan B để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Vì lý do này mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi viêm gan là kẻ giết người thầm lặng.
Viêm gan B có thể xâm nhập vào cơ thể người qua 3 con đường: máu, từ mẹ sang con và tình dục.
- Lây truyền qua đường máu: Người khỏe mạnh có thể lây bệnh viêm gan B khi tiếp xúc với máu của người bệnh do dùng chung các dụng cụ y tế chưa khử trùng triệt để, dùng chung dụng cụ châm cứu, xỏ khuyên tai, xăm hình, bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng... Virus HBV gây viêm gan B có thể sống trong máu khô tới vài ngày nên khả năng nhiễm viêm gan B khá cao.
- Lây từ mẹ sang con: Người mẹ nhiễm virus HBV có nguy cơ truyền bệnh cho con khá cao. Trong 3 tháng đầu thai kì, tỉ lệ truyền bệnh là 1%. Đến 3 tháng giữa, tỉ lệ này tăng lên đến 10%. Ở 3 tháng cuối, tỉ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là 60-70%. Nếu sau khi sinh trẻ không được tiêm phòng và có các biện pháp phòng tránh khác thì 90% trẻ sẽ bị nhiễm viêm gan B lây từ mẹ sang.
- Lây qua đường tình dục: Giống như nhiều bệnh truyền nhiễm khác, viêm gan B có thể lây qua đường tình dục nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ và phòng tránh như dùng bao cao su hay uống thuốc...
Viêm gan B không lây truyền qua hô hấp hay đường tiêu hóa và tiếp xúc tay chân thông thường.
Khá nhiều trường hợp lây truyền viêm gan B là do người bệnh cũng không biết mình đã mắc viêm gan B. Vì vậy việc hiểu biết các dấu hiệu viêm gan B để kịp thời phát hiện, điều trị và hạn chế lây truyền cho những người xung quanh là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, dấu hiệu của bệnh viêm gan B thường khá mơ hồ trong giai đoạn đầu. Ngay cả trong giai đoạn sau thì dấu hiệu viêm gan B cũng không rõ ràng. Hơn nữa, các dấu hiệu viêm gan B có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều bệnh khác nên càng khó phát hiện. Nhiều trường hợp, người bệnh chỉ biết mình đã nhiễm viêm gan B khi làm kiểm tra sức khỏe.
Cũng vì lý do trên mà viêm gan B được coi là sát thủ thầm lặng. Tuy không rõ triệu chứng nhưng tác hại của viêm gan B lên sức khỏe người bệnh lại vô cùng nghiêm trọng.
Tuy dấu hiệu viêm gan B thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác những vẫn có một số biểu hiện chúng ta có thể nhận ra. Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan B cần chú ý để kịp thời phát hiện và điều trị:
- Cơ thể mệt mỏi: Phần lớn bệnh nhân viêm gan B sẽ thấy cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
- Sốt: Sốt nhẹ (đôi khi là sốt cao) đột ngột và hay lặp lại cũng là một dấu hiệu viêm gan B cần lưu ý.
- Rối loạn tiêu hóa: Những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chán ăn, táo bón, buồn nôn... Cũng là dấu hiệu của bệnh viêm gan B cần biết.
- Vàng da: Vàng da tuy là một trong những dấu hiệu viêm gan B rõ ràng nhất nhưng lại chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Khi xuất hiện dấu hiệu viêm gan B này, người bệnh cần lập tức đi khám.
Nếu phát hiện ra các tình trạng sức khỏe bất thường, không rõ nguyên nhân và kéo dài như trên, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển nặng hơn.