Các dấu hiệu trầm cảm bạn có thể tự nhận biết trước khi quá muộn

Các dấu hiệu trầm cảm bạn có thể tự nhận biết trước khi quá muộn
Có những dấu hiệu trầm cảm nào bạn có thể tự nhận biết để tìm đến hỗ trợ trước khi bệnh quá nặng?

Trầm cảm đang trở nên ngày càng phổ biến trước một cuộc sống với áp lực gia tăng không ngừng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về trầm cảm và đôi khi còn chỉ coi những dấu hiệu trầm cảm là những thay đổi cảm xúc không đáng nói. Điều này dẫn đến việc khi họ tìm đến trợ giúp tâm lí thì tình trạng trầm cảm đã trở nên quá nặng, khó điều trị hoăc cần thời gian dài mới chữa trị được.

Trầm cảm không chỉ là một căn bệnh tâm lí mà còn ngây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, đời sống, các mối quan hệ của bệnh nhân. Khi quá bế tắc có bệnh nhân thậm chí còn tìm đến sự giải thoát bằng cách tự sát. Vì vậy, hiểu được các dấu hiệu trầm cảm là rất cần thiết để tự cứu mình ra khỏi sự nguy hiểm của căn bệnh này.

Cùng theo dõi lời khuyên của một bác sĩ dành cho một nam độc giả có quan tâm về các dấu hiệu trầm cảm thường gặp và những điều cần làm khi nghi ngờ mình đang bị trầm cảm. Bạn có thể áp dụng những kiến thức ấy cho chính mình hoặc cho những người bạn quan tâm.

Hỏi:

Tôi tìm hiểu thấy một số trường hợp mắc bệnh trầm cảm cũng có những dấu hiệu tương tự. Xin bác sĩ tư vấn giúp, làm thế nào để nhận biết mình đang bị trầm cảm? (Quang Nguyen).

Chuyên gia trả lời về dấu hiệu trầm cảm

Trả lời:

Chào bạn,

Những triệu chứng của bạn có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu trầm cảm. Để chẩn đoán cụ thể hơn, bác sĩ cần phải biết thời gian khởi phát những triệu chứng này, nếu thời gian khởi phát chưa đủ 2 tuần thì chưa thể nghi ngờ có bệnh lý về tâm thần. Bác sĩ cần tìm hiểu thêm một số triệu chứng khác để có thể kết luận được tình trạng bệnh lý của bạn. Ví dụ triệu chứng chán nản, tâm trạng bồn chồn như bạn mô tả có thể do rối loạn lo âu hoặc rối loạn trầm cảm chứ không hẳn là bệnh trầm cảm.

Ảnh 1.

Hãy chú ý tới một số triệu chứng trầm cảm để có thể tự nhận viết và bảo vệ mình. Ảnh: Internet

Ngoài ra bác sĩ cần đặt thêm một số câu hỏi cụ thể hơn với bạn như có bị mất ngủ không, có bị chán ăn, mệt mỏi, cảm thấy thiếu năng lượng, giảm trí nhớ, giảm độ tập trung, mệt mỏi, triệu chứng liên quan đến cơ thể như sụt cân... Để biết rõ tình trạng của mình, bạn nên đến khám ở cơ sở có chuyên khoa tâm lý, tâm thần hoặc Phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ.

Thân ái.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Tổng hợp

Tác giả: Nụ Nguyễn