10 Dấu hiệu sâu răng dễ nhận biết và cách điều trị dứt điểm

10 Dấu hiệu sâu răng dễ nhận biết và cách điều trị dứt điểm
Sâu răng là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không phát hiện sớm thì rất khó điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu sâu răng thường gặp.

Theo thống kê của các chuyên gia nha khoa thì hiện nay có gần 90% dân số Việt Nam đang có những vấn đề liên quan về răng miệng. Đặt biệt phổ biến nhất hiện nay đó chính là vấn đề sâu răng ở mọi lứa tuổi. Sâu răng tuy không nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện sớm thì quá trình điều trị sẽ rất khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nhận biết 10 dấu hiệu sâu răng và cách điều trị dứt điểm bệnh.

1. Khi nào các dấu hiệu sâu răng xuất hiện

Sâu răng là bệnh do các loại vi khuẩn khiến cấu trúc của răng bị phá huỷ. Vi khuẩn gây sâu răng gồm các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan, và các loài Actinomyces. Vi khuẩn gây sâu răng thường trực trong miệng và phát triển trong môi trường có các carbohydrate lên men được như đường sucrose, fructose và glucose. 

10 Dấu hiệu sâu răng dễ nhận biết và cách điều trị dứt điểm - Ảnh 1.

Sâu răng là bệnh gì? Dấu hiệu sâu răng ở trẻ xuất hiện khi nào? Ăn nhiều thực phẩm chứa đường là nguyên nhân gây sâu răng (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Bệnh sâu răng là gì?

7 sai lầm nghiêm trọng về cách chăm sóc răng miệng ở trẻ em  

Như vậy, nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu là do một thói quen sinh hoạt không khoa học (làm sạch răng không đúng cách) cùng một chế độ ăn không lành mạnh (ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường như kẹo, bánh, socola, sữa, nước ngọt,...). Đây là điều kiện lí tưởng để các loại vi khuẩn tấn công răng, gây ra các tổn thương. 

10 Dấu hiệu sâu răng dễ nhận biết và cách điều trị dứt điểm - Ảnh 2.

Tổn thương do vi khuẩn gây ra càng lớn, các triệu chứng sâu răng xuất hiện càng dồn dập (Ảnh: Internet)

Thời gian đầu, các dấu hiệu sâu răng thường không biểu hiện rõ ràng và dồn dập, khiến người bệnh chủ quan. Lâu dần, khi các tổn thương trở nên nặng hơn, các dấu hiệu sâu răng cũng sẽ bộc lộ rõ ràng hơn, khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. 

2. Các dấu hiệu sâu răng thường gặp 

2.1. Đau nhức răng

Đây là dấu hiệu sâu răng phổ biến nhất, thường xuất hiện khi tình trạng bệnh đã phát triển. Cơn đau có thể cấp tính, dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bản thân chiếc răng bị sâu hoặc do phần lợi (nướu) dưới răng bị tổn thương. 

2.2. Đau khi cắn, nhai thức ăn

Sâu răng có thể tạo ra các vết nứt, gây đau nhói, buốt khi cắn hoặc nhai thức ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm cứng. Hiện tượng này xảy ra cũng có thể là do dây thần kinh tại răng đang bị viêm.

10 Dấu hiệu sâu răng dễ nhận biết và cách điều trị dứt điểm - Ảnh 3.

Đau khi nhai, cắn thức ăn là dấu hiệu sâu răng thường gặp (Ảnh: Internet)

Để tự đánh giá mức độ tổn thương, thử dùng tay chạm nhẹ vào răng. Nếu cảm giác đau xảy ra dưới một tác động nhẹ, nên tới gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. 

2.3. Răng nhạy cảm hơn

Tại vị trí răng bị tổn thương, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Các lỗ sâu răng thường gây ra tình trạng đặc biệt nhạy cảm với đồ ăn, thức uống nóng/lạnh, khiến người bệnh đau nhức, ê buốt và không thoải mái. 

10 Dấu hiệu sâu răng dễ nhận biết và cách điều trị dứt điểm - Ảnh 4.

Dấu hiệu sâu răng vào tuỷ khiến răng thường trở nên nhạy cảm với nhiệt độ khi bị sâu (Ảnh: Internet)

Lí do là mỗi răng đều có một dây thần kinh bên trong và các nguồn máu cung cấp đến răng, giúp răng thực hiện các chức năng thông thường và nuôi sống răng. Khi lỗ sâu trên răng phát triển lớn hơn, dây thần kinh sẽ có khả năng bị lộ ra ngoài (hở tuỷ răng), khiến bệnh nhân dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ. 

2.4. Hơi thở hôi, có vị lạ trong miệng

Sau khi phá huỷ lớp men răng, các vi khuẩn và acid gây sâu răng sẽ tích tụ tại các lỗ sâu, tạo ra mùi hôi và vị lạ trong miệng. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng viêm lợi do vi khuẩn trên các mảng bám gây ra.

2.5. Xuất hiện đốm trắng đục trên răng

Đốm trắng đục trên răng là một trong những dấu hiệu nhận biết sâu răng đầu tiên mà mọi người có thể phát hiện. Do các vi khuẩn xâm nhập sẽ làm mất chất khoáng và hao mòn canxi trong men răng làm cho răng xuất hiện các đốm trắng.

2.6. Có thể quan sát được lỗ sâu

Các mảng bám trên răng được hình thành do thức ăn, đồ uống hằng ngày còn đọng lại, lâu dần sẽ trở thành cao răng. Cùng với sự tấn công của vi khuẩn, chúng sẽ phá huỷ phần lõi răng và tạo nên các lỗ sâu có thể quan sát bằng mắt thường. Các lỗ sâu này càng lớn thì bệnh nhân càng cảm nhận rõ sự đau đớn và khó chịu. 

10 Dấu hiệu sâu răng dễ nhận biết và cách điều trị dứt điểm - Ảnh 5.

Dấu hiệu sâu răng ở người lớn có thể quan sát được là các lỗ sâu hoặc đốm màu trên răng (Ảnh: Internet)

Khi quan sát được các lỗ sâu này, nên tới gặp nha sĩ sớm để được khám và điều trị.

2.7. Xuất hiện đốm đen trên răng, răng đổi màu

Một số lỗ sâu sẽ hình thành trên bề mặt răng dưới dạng các đốm màu (màu đen, nâu hoặc trắng) hoặc vết bẩn. Khi lỗ sâu đang phát triển, các đốm màu này thường mềm hoặc dính. Trong một số trường hợp, toàn bộ chiếc răng sẽ bị đổi màu và dễ gãy, vỡ hơn.

2.8. Chảy máu chân răng khi chải răng

10 Dấu hiệu sâu răng dễ nhận biết và cách điều trị dứt điểm - Ảnh 6.

Đây là dấu hiệu sâu chân răng xuất hiện khi các dây thần kinh bị tổn thương (Ảnh: Internet)

2.9. Sưng phù vùng lợi

Sưng lợi do sâu răng có thể có hoặc không gây đau đớn, tuỳ trường hợp. Tuy nhiên, khi dấu hiệu này xuất hiện, rất có thể dây thần kinh của răng đã bị tổn thương, thậm chí là hoại tử, dẫn đến nhiễm trùng.

2.10. Đau răng khi thay đổi áp xuất

Trong môi trường thay đổi áp suất (leo núi cao, lặn biển,...), nếu cảm giác đau răng xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội, gây khó chịu thì đó có thể là một dấu hiệu sâu răng. 

3. Những phương pháp điều trị sâu răng tiết kiệm và hiệu quả

3.1. Đánh răng hàng ngày

Đánh răng mỗi ngày là biện pháp bảo vệ hiệu quả hàm răng của bạn. Thông thường mỗi người một ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Việc đánh răng thường xuyên sẽ giúp cho khoang miệng được sạch sẽ và loại bỏ các thức ăn dư thừa dính trên răng cũng như ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho hàm răng.

Lưu ý: Không nên sử dụng bàn chải đánh răng quá lâu, tốt nhất 3 tháng thay bàn chải của mình một lần. Sử dụng bàn chải đánh răng quá cũ có thể gây hại đến sức khoẻ.

3.2. Thường xuyên súc miệng nước muối

Tác dụng của nước muối là làm sạch khoang miệng và giảm đau nhức khi có dấu hiệu sâu răng. Súc miệng nước muối thường xuyên là phương pháp điều trị hiệu quả mà không hề tốn kém.

Hướng dẫn các bước súc miệng nước muối tại nhà:

- Chuẩn bị 1 cốc nước ấm và 2 thìa muối.

- Cho 2 thìa muối vào cốc nước ấm và khuấy lên cho muối tan trong nước.

- Ngậm nước muối trong khoang miệng khoảng 15 phút rồi nhổ ra ngoài.

Lưu ý: Không nên nuốt nước muối vào bụng.

10 Dấu hiệu sâu răng dễ nhận biết và cách điều trị dứt điểm - Ảnh 15

Súc miệng nước muối mỗi ngày giúp điều trị sâu răng (Ảnh: Internet)

3.3. Chế độ ăn uống hợp lý

Khi có các dấu hiệu sâu răng, bạn cần hạn chế ăn những loại đồ ngọt, đồ uống có ga hoặc đồ quá cứng. Ví dụ như: kẹo, bánh, bỏng ngô, sữa, rượu, bia, nước ngọt... Đây là những thực phẩm, đồ uống gây sâu răng và hỏng men răng.

Bên cạnh đó, người bị sâu răng cũng cần kiêng kị đồ ăn nóng hoặc lạnh, những thực phẩm cay nóng, đồ uống lạnh cũng có thể làm hỏng men răng và gây đau nhức. Các loại hạt chứa nhiều axit phytic cũng cần hạn chế nếu không muốn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

3.4. Điều trị sâu răng bằng việc dùng thuốc

Sử dụng rượu thuốc khi có dấu hiệu đau răng cũng là cách để giảm đau răng hiệu quả.  Nếu thấy răng bị sưng tấy, đau nhức, bạn có thể súc miệng với một ít rượu thuốc.

Thuốc muối (baking soda) cũng là loại thuốc có thể điều trị sâu răng. Bên cạnh khả năng làm đẹp thì nếu có dấu hiệu sâu răng hãy hoà baking soda vào nước ấm và súc miệng thường xuyên. Ngoài ra dầu đinh hương cũng giúp giảm các cơn tê buốt ở răng nhanh chóng.

Lời kết

Trên đây là các dấu hiệu sâu răng và cách điều trị dứt điểm bệnh sâu răng hiệu quả. Nếu có một trong 10 dấu hiệu sâu răng ở trên, các bạn hãy áp dụng ngay các phương pháp điều trị đã được chúng tôi chia sẻ hoặc đến các phòng khám nha khoa để được điều trị tận gốc nhé. 

Tác giả: Thảo Ngân