Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân F0 điều trị tại nhà đang gặp nguy hiểm

Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân F0 điều trị tại nhà đang gặp nguy hiểm
Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế, những bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ được quản lý và điều trị tại nhà khi có các dấu hiệu này cần báo ngay cho các cơ sở y tế được cấp cứu kịp thời.

1. Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân F0 điều trị tại nhà đang gặp nguy hiểm

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký quyết định hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà. Trong đó có các dấu hiệu F0 đang gặp nguy hiểm cần báo ngay cho các cơ sở y tế.

Phản hồi về quyết định này, PGS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hoàn toàn đồng ý khi đây là giai đoạn dịch lây lan mạnh trong cộng đồng. Nhiều bệnh nhân F0 gây nên quá tải hệ thống y tế, lúc này quản lý F0 tại nhà sẽ phát huy hiệu quả hơn.

PGS Hiếu cũng cho biết, quá trình quản lý F0 tại nhà cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh nhân để đi cấp cứu sớm, bao gồm:

- Khó thở

Đầu tiên là khó thở, tức đang nằm ngửa thấy thở khó quá phải ngồi dậy, hay đang ngồi phải ngồi thẳng dậy để dễ thở hơn. 

Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân F0 điều trị tại nhà đang gặp nguy hiểm - Ảnh 2.

Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân F0 điều trị tại nhà đang gặp nguy hiểm

Đọc thêm: 

Người chăm sóc F0 tại nhà cần làm gì để bảo vệ bản thân? 5 lời khuyên từ CDC 

Nếu không may nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, F0 hãy ghi nhớ và làm theo những gợi ý này để nhanh chóng vượt qua

Thở hụt hơi, hoặc trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

- Nhịp thở nhanh (trên 20 lần/phút)

Tần số nhịp thở tại người bình thường từ 16-20 lần/phút, thay đổi theo từng độ tuổi. Ta sẽ lấy mốc dành cho người trưởng thành. Nếu trên 20 lần/phút, bệnh nhân đang gặp dấu hiệu nhịp thở nhanh và cần được hỗ trợ của nhân viên y tế.

- Nồng độ oxy trong máu xuống dưới 95% (SpO2<95%)

Dấu hiệu SpO2 trong máu dưới 95% có nghĩa là bệnh nhân đang rơi vào tình trạng suy hô hấp khi mức oxy trong máu tụt giảm. Oxy máu giảm càng nhanh và càng nhiều thì càng nặng. Lúc này cần sự can thiệp của đội ngũ y tế và thường xuyên theo dõi mức oxy bằng máy đo kẹp đầu ngón tay để biết tình trạng viêm phổi đang diễn biến thế nào.

Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân F0 điều trị tại nhà đang gặp nguy hiểm - Ảnh 3.

- Đau tức ngực thường xuyên

Người bệnh có cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. Đó là các dấu hiệu căn bản cho thấy bệnh Covid-19 đã dần dần ảnh hưởng nặng đến hệ hô hấp.

- Thay đổi ý thức: lú lẫn, mệt lả, ủ rũ

Cơ thể người bệnh F0 rơi vào trạng thái mệt lả, ngủ rũ khó đánh thức, co giật, không còn tỉnh táo.

- Tím môi, tím đầu móng tay

Ngoài ra, các bộ phận khác đều có biểu hiện như tím móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

2. Chăm sóc bệnh nhân F0 được điều trị tại nhà

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO hướng dẫn theo dõi bệnh nhân mắc Covid-19 tại nhà gồm tự chăm sóc bản thân và bảo vệ những người sống cùng. 

Với F0 cách ly ngoài BV, quan trọng nhất là được đánh giá diễn biến sức khỏe, đặc biệt trong thời điểm ngày thứ 7 - 10

- Thứ nhất: Người bệnh F0 cần nghỉ ngơi trong phòng riêng hoặc giãn cách 2m với người khác, uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng và luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc.

- Thứ hai: Thường xuyên theo dõi nồng độ oxy thông qua thiết bị SpO2 kẹp trên đầu ngón tay, nếu dưới 94% cần báo ngay cho các nhân viên y tế. 

- Thứ ba: Chuẩn bị sẵn một số loại thuốc thiết yếu (thuốc hạ sốt, và một số loại thuốc nâng cao sức khỏe đông tây y (vitamin C, multivitamin)

- Thứ tư: Ở nơi thông thoáng khí, tránh dùng điều hòa, sử dụng riêng các đồ dùng ăn uống sinh hoạt, thường xuyên vệ sinh bằng xà phòng, nước sát khuẩn, dung dịch rửa tay khô có cồn 70%. 

- Thứ năm: Tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe, tập hít thở khoảng 15 phút mỗi ngày.

Bên cạnh đó, người nhiễm COVID-19 được quản lý tại nhà cũng cần đáp ứng thêm tối thiểu một trong 2 tiêu chí bổ sung gồm: Tiêm đủ 2 mũi hoặc một mũi vaccine COVID-19 sau 14 ngày hoặc có đủ 3 yếu tố gồm: Trẻ em trên một tuổi, người lớn dưới 50 tuổi, không có bệnh nền theo quy định và không mang thai.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người bệnh điều trị tại nhà phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có phương tiện liên lạc và khả năng liên lạc, giao tiếp với nhân viên y tế hoặc phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

3. Những lưu ý khi dùng thuốc cho bệnh nhân F0 cách ly tại nhà

Theo TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, trên lý thuyết người bệnh không được tự ý dùng thuốc, đặc biệt là thuốc corticoid và thuốc kháng đông.

Việc tự ý sử dụng thuốc sẽ mang đến hệ lụy không đáng có nếu như không sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc kháng đông gây xuất huyết tiêu hóa hoặc xuất huyết não trên bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng, bệnh lý rối loạn đông máu. 

Đơn cử như thuốc kháng viêm corticoid úc chế suy giảm miễn dịch cho bệnh nhân F0 diễn tiến nặng, nhưng những bệnh nhân sức khỏe bình thường khi uống vào sẽ gây nguy cơ phát bệnh nhiễm trùng khác như lao phổi, gây xuất huyết tiêu hóa. 


Tác giả: Minh Ngọc