Các dấu hiệu cảnh báo ung thư khí quản

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư khí quản
Ung thư khí quản là một bệnh lý hô hấp tương đối khó gặp, vì có triệu chứng dễ nhầm lẫn với các chứng hô hấp thông thường nên thường được phát hiện muốn, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

1. Các dấu hiệu cảnh báo ung thư khí quản

Một số dấu hiệu được tổng hợp từ các bệnh nhân ung thư khí quản hay gặp phải như:

- Bệnh nhân liên tục cảm giác tức ngực, khó thở, hơi thở đều đều, phát ra tiếng thở khò khè, thở dốc.

- Xuất hiện các cơn ho kéo dài, phát ra tiếng nặng, có khi ho ra máu, khó thở

- Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp, chảy mũi, ho có đờm đôi khi kèm máu.

- Cảm thấy khó phát âm khi giao tiếp, khó nuốt.

Khi biểu hiện các triệu chứng sau bệnh nhân có thể cảm thấy cơ thể suy nhược, mệt mỏi, xuất hiện các cơn hoa mắt chóng mặt kèm theo.

Ảnh 2.

Các cơn ho kéo dài và ho ra máu là dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư khí quản. Ảnh: Internet

2. Nguyên nhân gây ra ung thư khí quản

Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu hay tài liệu nào có thể khẳng định nguyên nhân gây ra ung thư khí quản nhưng một số yếu tố dưới đây có thể là tác nhân hình thành bệnh lý:

2.1. Nghiện thuốc lá

Với hơn 7000 hoá chất có hại trong khói thuốc, rất nhiều cảnh báo hút thuốc lá là con đường đi đến ung thư được đưa ra. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) cho biết gần 90% các trường hợp bệnh nhân ung thư khí quản là những người thường xuyên hút thuốc lá. 

Các hóa chất có hại như oxit nitơ và carbon monoxide có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi tính chất của quá trình phân bào của tế bào-một trong những nguyên nhân gây ung thư.

Ảnh 3.

Thuốc lá là nguyên nhân gây ra chứng bệnh ung thư khí quản. Ảnh: Internet

2.2. Di truyền học

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư của một người sẽ cao hơn nếu trong gia đình có người đã bị ung thư khí quản trước đó.

2.3. Tiền sử bệnh hô hấp

Những người có tiền sử mắc các bệnh đường hô hấp như: bệnh lao, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng sẽ có nguy cơ phải đối mặt với bệnh ung thư khí quản cao hơn những người khác.

2.4. Từng xạ trị vào ngực

Phương pháp xạ trị điều trị bệnh ung thư vú, ung thư gan có thể làm bệnh nhân có nguy cơ gặp phải bệnh ung thư khí quản.

2.5. Tuổi tác

Theo Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc ung thư càng cao bởi quá trình tiếp xúc với các hóa chất có hại lâu hơn các độ tuổi khác. Theo thống kê cứ 3 người mắc ung thư khí quản thì có 2 người trên 65 tuổi. Do đó, người lớn tuổi được khuyến khích đi kiểm tra sức khoẻ và tầm soát ung thu định kỳ. 

3. Chẩn đoán bệnh ung thư khí quản 

Khi gặp phải bất cứ triệu chứng đường hô hấp nào bất thường bệnh nhân cần nhanh chóng đi đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Các dấu hiệu của bệnh ung thư khí quản tương đối giống với các bệnh lý như hen, viêm phế quản, hoặc COPD nên rất dễ nhầm lẫn. 

Để chẩn đoán bệnh nhân có thể phải thực hiện rất nhiều thử nghiệm như: chụp cắt lớp vi tính, phẫu thuật nội soi ảo, và các xét nghiệm kiểm tra phổi…

Khối u ác tính ung thư khí quản thường phát triển thành 5 giai đoạn. Nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa trị thành công là rất cao, còn nếu khối u đã phát triển và di căn vì phát hiện muộn thì quá trình điều trị sẽ rất khó khăn.

4. Điều trị bệnh ung thư khí quản 

Căn cứ vào giai đoạn của bệnh, vị trí của khối u và sức khoẻ chung của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 

Bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh ung thư khí quản như:

- Sử dụng nitơ lỏng để áp lạnh 

- Hoá trị bằng hoá chất và thuốc diệt ung thư

- Xạ trị bằng tia X

- Phẫu thuật ung thư khí quả

Trong đó các phương pháp điều trị bệnh ung thư khí quản nêu trên thì  xạ trị và phẫu thuật được xem là  2 phương pháp thông dụng nhất, hiện đang được nhiều người áp dụng để điều trị căn bệnh này.

Tác giả: Huyền Trang