Các dạng viêm phổi thường gặp và hiếm gặp (Phần 2)

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Các dạng viêm phổi thường gặp và hiếm gặp (Phần 2)
Mỗi một dạng viêm phổi khác nhau sẽ có yếu tố nguy cơ, phương pháp điều trị và phòng tránh khác nhau.

8. Nhiễm Chlamydia pneumoniae

Chlamydia pneumoniae là một tác nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở người trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi. Đây là nguyên nhân chính gây viêm phổi mắc phải từ cộng đồng. Viêm phổi do C pneumoniae khó phân biệt về mặt lâm sàng với bệnh viêm phổi do các vi khuẩn không điển hình khác, đặc biệt là Mycoplasma pneumoniae.

9. Nhiễm vi khuẩn Legionella

Viêm phổi do legionella, được biết đến là bệnh Legionnaire, xảy ra khi hít phải vi khuẩn (hoặc hút phải nhưng hiếm khi xảy ra) vào trong phổi. Biểu hiện bao gồm các triệu chứng hô hấp như ho (có thể ho khan) và khó thở, sốt, gai rét, và đau ngực. Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, hoặc tiêu chảy.

10. Viêm phổi do nhiễm Pneumocystis jirovecii

Viêm phổi do nhiễm nấm Pneumocystis (PCP) là tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi nấm Pneumocystis jirovecii (trước đây gọi là Pneumocystis carinii). Loại nấm này thường gây ra bệnh cảnh lâm sàng ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, ví dụ như bệnh nhân dương tính với HIV có số lượng tế bào CD4 <200 tế bào/microlit, bệnh nhân ghép tủy xương, bệnh nhân ghép tạng đặc, hoặc bệnh nhân đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

11. Nhiễm nấm coccidioides

Nhiễm nấm coccidioides gây ra bởi loài nấm Coccidioides gây dịch và mắc phải do hít phải bào tử đốt lây truyền qua đường không khí trong vùng lưu hành dịch ở tây nam Hoa Kỳ, bắc Mexico, và một vài vùng ở Trung và Nam Mỹ.

Nhiễm nấm Coccidioides có thể không có triệu chứng hoặc có thể gây ra các hội chứng phổi cấp tính và mạn tính, và hiếm khi gây nhiễm ngoài phổi.

12. Bệnh nấm aspergillus

Bệnh nấm aspergillus xâm lấn gây ra bởi một loại nấm sợi thuộc loài Aspergillus, được tìm thấy khắp nơi trong đất. Hít phải bào tử trong không khí (bào tử) gây nhiễm trùng. Phần lớn gây bệnh ở người suy giảm miễn dịch, rất hiếm khi gây bệnh ở người có hệ miễn dịch bình thường.

Các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu và bao gồm sốt, ho, và đau kiểu màng phổi. Để chẩn đoán sớm, cần có chỉ số nghi ngờ cao. Tổn thương tại phổi, các xoang, não và da. Các u nấm (Aspergilloma) hình thành trong khoang phổi có sẵn. Thường là không có triệu chứng.

13. Hít sặc cấp

Hít sặc là hít phải dị vật vào đường thở phía sau dây thanh âm. Có thể phân loại thành là tổn thương phổi do hít phải hoặc viêm phổi do hít phải. Tổn thương phổi do hít phải là tổn thương hóa học sau khi hít phải các chất trong dạ dày.

14. Viêm phổi hít

Viêm phổi hít là hậu quả của việc hít phải chất ở miệng-họng vào đường dẫn khí dưới dẫn đến tổn thương phổi và từ đó gây nhiễm khuẩn.

Các yếu tố chẩn đoán chính bao gồm ho và khó thở. Các yếu tố nguy cơ mạnh bao gồm trạng thái tâm thần thay đổi (ví dụ như giảm ý thức có thể dẫn đến giảm phản xạ ho và suy giảm khả năng đóng nắp thanh môn), rối loạn chức năng nuốt (ví dụ như ở bệnh nhân đột quỵ), bệnh đường tiêu hóa trên, đặt nội khí quản hoặc mở khí quản, cho ăn qua sonde, tuổi cao, và tư thế nằm.

15. Hội chứng hít phải ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi trẻ sơ sinh có thể do hít phải, thường là hít phải phân su.

16. Viêm tiểu phế quản tăc nghẽn với viêm phổi tổ chức hóa

Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn với viêm phổi tổ chức hóa (BOOP) được định nghĩa là các mô tạo hạt dạng polyp ở các tận cùng đường thở xâm lấn vào các ống phế nang và phế nang.

Biểu hiện điển hình của viêm phế quản-viêm phổi tổ chức hóa (BOOP) vô căn là một người có biểu hiện bệnh giống cúm bao gồm sốt nhẹ, đau khớp, mệt mỏi, và ho nhẹ kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Khó thở tiến triển sau khi BOOP gây tổn thương càng nhiều phế nang. Nghe thấy ran nổ cuối thì hít vào ở cả hai bên.

Các biểu hiện khác tùy thuộc vào thể bệnh. BOOP có thể xảy ra sau viêm phổi do nhiễm trùng. Các vi sinh vật bao gồm các vi-rút, vi khuẩn, vi khuẩn không điển hình, và ký sinh trùng.

17. Viêm phổi tăng cảm

Viêm phổi tăng nhạy cảm (HP), còn được gọi là viêm phế nang dị ứng ngoại sinh, là hậu quả của tình trạng viêm miễn dịch qua trung gian không phải IgE. HP do nhiều lần hít phải protein không phải của người, có thể là của thực vật tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ động vật hoặc có thể do một chất hóa học liên hợp với protein trong đường thở của người, chẳng hạn như albumin.

Tình trạng viêm của HP tự biểu hiện trong phế nang và tiểu phế quản tận. Biểu hiện lâm sàng của HP phụ thuộc vào nồng độ và tần suất phơi nhiễm. Hội chứng lâm sàng (HP cấp tính, bán cấp và mạn tính) biểu hiện khác nhau.


Tác giả: KP