Các dạng ung thư tuyến giáp: Nếu mắc dạng này, tỷ lệ sống lên đến 97%

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Các dạng ung thư tuyến giáp: Nếu mắc dạng này, tỷ lệ sống lên đến 97%
Không phải cứ mắc ung thư là sẽ chết. Có những bệnh như ung thư tuyến giáp không quá nguy hiểm bằng ung thư gan, phổi, thậm chí đối với một số dạng, khả năng điều trị khỏi hoàn toàn có thể lên đến 97%.

Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư hiếm gặp, chỉ chiếm 1-2% trong tất cả các loại ung thư nhưng lại là bệnh ung thư nội tiết phổ biến, đứng hàng thứ 9 trong các bệnh ung thư ở nữ giới. Khi mắc bệnh ung thư tuyến giáp, nhiều người vẫn lo sợ về mức độ tử vong của căn bệnh này. Tuy nhiên bệnh ung thư tuyến giáp lại có một đặc thù là được chia thành nhiều dạng, mỗi dạng lại có tiên lượng sống và cách điều trị khác nhau.

Các dạng ung thư tuyến giáp

1. Ung thư tuyến giáp thể nhú

Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại phổ biến nhất trong các dạng ung thư tuyến giáp, chiếm đến 80% trong tổng số các trường hợp. Ung thư tuyến giáp thể nhú thường tiến triển chậm và thường di căn đến những bộ phận khác xung quanh như phổi hoặc xương, phổ biến là di căn hạch cổ do nằm gần với vị trí khối u.

Ung thư tuyến giáp thể nhú thường bắt đầu trong các tế bào nang, và thường chỉ tìm thấy ở 1 thùy tuyến giáp. Với loại này, tiên lượng sống khá tốt mặc dù có di căn, tỷ lệ thành công từ 90-97%. Hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú được điều trị bằng phẫu thuật khi khối u nhỏ và không lan ra ngoài tuyến giáp. Nếu ung thư lan rộng ra các hạch bạch huyết, có thể cần bóc tách hạch, hoặc loại bỏ tuyến giáp.

I-ốt phóng xạ (RAI) điều trị đôi khi được sử dụng sau khi tuyến giáp cho bệnh ung thư giai đoạn đầu (T1 hoặc T2, N0, M0). Ở giai đoạn T3 hoặc T4, ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các trang cơ quan xa hơn, I ốt phóng xạ cũng được chỉ định. 

Với khu vực di căn xa mà không đáp ứng với RAI, có thể cần phải được điều trị bằng xạ chùm trị liệu bên ngoài, liệu pháp nhắm mục tiêu, hoặc hóa trị.2. Ung thư tuyến giáp thể nang.

2. Ung thư tuyến giáp thể nang

Ngoài ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang cũng khá phổ biến, chiếm từ 10-15% trường hợp mắc bệnh. Ung thư tuyến giáp thể nang thường xảy ra do nguyên nhân thiếu i ốt từ thực phẩm, dạng này cũng có thể di căn hạch cổ, hoặc xa hơn là vào xương, phổi.

Điều trị ung thư tuyến giáp thể nang tùy thuộc vào kích thước của khối u. Nếu khối u nhỏ, khoảng 2mm, bệnh nhân cần cắt 1 thùy tuyến giáp chứa ung thư, thùy còn lại vẫn hoạt động bình thường nên không phải uống thuốc. Với bệnh nhân ung thư tuyến giáp bị cắt cả hai thùy, ngoài việc dùng thuốc hỗ trợ tuyến giáp suốt đời, còn lại sức khỏe và mọi sinh hoạt vẫn gần như bình thường. Bức xạ bên ngoài có thể giúp điều trị các khối u hoặc ngăn cản việc ung thư tái phát ở cổ.

3. Ung thư tuyến giáp thể tủy

Đây là loại ít gặp hơn, chỉ chiếm từ 5-10%, liên quan đến di truyền trong gia đình và các vấn đề nội tiết. Ung thư tuyến giáp thể tủy thường được chẩn đoán muộn hơn, ung thư có thể đã lan tới hạch bạch huyết ở gan, phổi. 

Bệnh nhân có thể được chỉ định phương pháp phẫu thuật nếu ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn 3,4; liệu pháp hormone và xạ trị được đưa ra sau phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ tái phát.

4. Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa là dạng hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nhất, thường được phát hiện khi đã di căn đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác. Loại ung thư này tiến triển rất nhanh, đáp ứng kém với điều trị nên tỉ lệ tử vong cao nhất trong các dạng ung thư tuyến giáp.

Đối với điều trị dạng bệnh này, phẫu thuật không được đánh giá cao vì hiệu quả mang lại không nhiều tích cực. Mặc dù hiếm nhưng nếu ung thư giới hạn trong các khu vực xung quanh tuyến giáp, toàn bộ tuyến giáp và các hạch bạch huyết lân cận có thể được gỡ bỏ. Điều trị i-ốt không được chỉ định. Bức xạ có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với hóa trị liệu để tăng hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, còn có ung thư tuyến giáp thể lympho nhưng loại này rất hiếm gặp.


Tác giả: Lê Cường