Các dạng ung thư dạ dày di căn và yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của người bệnh

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Các dạng ung thư dạ dày di căn và yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của người bệnh
Ung thư dạ dày di căn là một nỗi ám ảnh đối với bất kỳ bệnh nhân nào không may mắc phải căn bệnh này. Việc điều trị lúc này nhằm kéo dài sự sống và hạn chế khối u tiến triển thêm.

Đối với ung thư đường tiêu hóa, ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh cực kì nguy hiểm, gây biết bao nỗi khổ sở cho người bệnh. Đây được coi là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới và hiện đang xu hướng trẻ hóa.

Ngày nay với sự tiến bộ của y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị giúp tiêu diệt khối u và kéo dài sự sống của người bệnh. Các phương pháp thường được áp dụng như phẫu thuật, hóa tri, dùng thuốc tác dụng đích và phương pháp xạ trị ung thư dạ dày.

Đa phần các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày thường rất khó phân biệt với các bệnh lý đường tiêu hóa thông thường. Do vậy khi cảm nhận được các triệu chứng tăng mạnh thì lúc này ung thư dạ dày đã chuyển sang giai đoạn muộn rất khó điều trị và tiên lượng sống dường như cũng khó khăn hơn.

1. Các dạng ung thư dạ dày di căn

Bệnh ung thư dạ dày đến những giai đoạn nặng có thể di căn đến những cơ quan khác nhau trong cơ thể. Dưới đây là những cơ quan có khả năng ung thư dạ dày di căn cao nhất:

+ Ung thư biểu mô

+ Ung thư dạ dày di căn qua gan

+ Ung thư dạ dày di căn sang các hạch bạch huyết

+ Ung thư dạ dày di căn đến buồng trứng (ở nữ)

+ Ung thư dạ dày di căn sang tụy, đại tràng

Ung thư biểu mô không phải là giai đoạn di căn, chúng là giai đoạn khởi phát của căn bệnh này. Lúc này ở lớp niêm mạc dạ dày xuất hiện những tế bào bất thường, tạo thành khối u lành hoặc ác tính.  Khi những tế bào này phát triển thành khối u ác tính trong dạ dày chúng sẽ phát triển tạo thành bệnh ung thư. Các khối u này mà không được tiêu diệt sẽ bắt đầu di căn.

Thông thường, ung thư dạ dày rất dễ di căn sang gan vì hai bộ phần nằm gần nhau. Khi phát hiện ung thư dạ dày di căn gan, người bệnh đã rất yếu, các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn sang thành dạ dày và quanh gan. 

Khi bị ung thư dạ dày di căn gan, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán ăn, đau thượng vị và nôn nhiều hơn. Lúc này phương pháp điều trị vẫn có thể là phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ tị tuy nhiên việc điều trị lúc này thường chỉ nhằm mục đích giảm đau đớn và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. 

Ngoài ra, ung thư dạ dày cũng có thể di căn sang hạch bạch huyết ở vùng tập trung nhiều hạch như: cổ, háng, ngực... người bệnh có thể sờ thấy các hạch bạch huyết này nổi lên, cứng, đau nhức, sưng.

Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần được thực hiện sinh thiết và chụp CT các lớp để phát hiện ung thư.

Các tế bào ung thư cũng có khả năng di căn sang buồng trứng ở phụ nữ. Các khối u trong buồng trứng còn được gọi là khối u Krukenberg. Lúc này, phụ nữ bị ung thư dạ dày di căn sang buồn trứng sẽ thường xuyên bị đi cầu ra máu bởi buồng trứng bị rối loạn chức năng.

Ngoài ra ung thư dạ dày cũng có thể di căn sang tụy hoặc đại tràng, não, xương... Những trường hợp di căn ra các cơ quan càng xa, di căn càng nhiều thì cơ hội sống của bệnh thường rất ít. 

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của người bị ung thư dạ dày

Không chỉ ở bệnh ung thư dạ dày mà ở những trường hợp mắc các bệnh ung thư khác, tỉ lệ sống của người bệnh phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Vị trí, kích thước của khối u

- Giai đoạn phát hiện bệnh, khối u đã di căn hay chưa: Những người càng phát hiện sớm, khối u chưa di căn thì việc loại bỏ hoàn toàn là việc có thể. 

- Tâm lý, ý chí của người bệnh: Người bệnh càng lạc quan bao nhiêu thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. 

- Chế độ dinh dưỡng: Bệnh nhân bị ung thư cần được xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng bệnh của họ. Người nhà có thể tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để lên thực đơn một cách khoa học nhất. 


Tác giả: TMH