Nghiên cứu của các nhà khoa học về tình trạng sức khỏe của hơn 100 bệnh nhân máu khó đông (chứng bệnh làm cho máu không đông được như bình thường và dễ gây nguy cơ chảy máu), cho thấy những người vào điều trị dự phòng sẽ có được kết quả tốt hơn về sức khỏe tổng thể.
Tổn thương của các khớp xương là một vấn đề thường gặp của những bệnh nhân máu khó đông, điều này là do chảy máu trong (xuất huyết nội) không kiểm soát được. Nó có thể dẫn đến bệnh tê liệt khớp nếu không được điều trị hợp lý. Điều này đã được ghi nhận trong một nghiên cứu được tiến hành bởi ba cơ quan: Bệnh viện đa khoa Singapore (SGH), Bệnh viện Sản nhi Kandang Kerbau (KKH), Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH).
Ảnh: Internet
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí quốc tế Haemophilia (Máu khó đông). Cũng căn cứ trên các kết quả của nghiên cứu đó, các bác sĩ cho biết bây giờ họ sẽ khuyến khích bệnh nhân điều trị dự phòng như vậy.
Việc điều trị dự phòng sẽ bao gồm việc tiêm thường xuyên các yếu tố đông máu để ngăn chặn nguy cơ chảy máu. Trong quá khứ, việc điều trị này chỉ được thực hiện theo chỉ định - khi bệnh nhân đang bị chảy máu.
Chảy máu như vậy thường xuyên xảy ra trong các cơ bắp, dẫn đến teo cơ hoặc cứng cơ. TS. Joyce Lam, chuyên gia tư vấn trong các dịch vụ huyết học/ung thư tại KKH cho biết: "Nó cũng có thể gây chảy máu trong các cơ quan khác, chẳng hạn như thận hoặc chảy máu não - loại tai biến đáng sợ nhất."
Nếu được điều trị dự phòng (thường là ở nhà 2-3 lần/tuần) thì các yếu tố đông máu có thể được duy trì ở một mức độ an toàn trong máu.
Việc điều trị dự phòng này sẽ giúp bảo vệ bệnh nhân chống lại tai biến xuất huyết và giảm thiểu nguy cơ tổn thương khớp lâu dài.
Hiện nay, khoảng 60% bệnh nhi của KKH và NUH điều trị dự phòng thường xuyên. Tại SGH, bệnh nhân điều trị dự phòng dài hạn là người trưởng thành và người cao tuổi chiếm khoảng 13%.
Theo thông tin từ PGS. Tien Sim Leng, nhà tư vấn cấp cao trong bộ phận của Khoa Huyết học tại SGH, một số trường hợp được điều trị dự phòng ngắn hạn để phòng ngừa các tình trạng chảy máu kéo dài, chẳng hạn như trong các thủ thuật nha khoa hoặc phẫu thuật.
Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng một số điểm chuẩn để đánh giá tình trạng các khớp xương của một người. Các bệnh nhân điều trị dự phòng đã cho kết quả như sau: Hầu hết các bệnh nhân ở độ tuổi dưới 10 tuổi có điểm trung bình là 5,5, trong khi bệnh nhân từ 11 đến 20 tuổi có số điểm trung bình là 4. Con số càng thấp thì càng tốt cho sức khỏe chung.
Nghiên cứu tương tự trên các bệnh nhi vào điều trị dự phòng ở các nước phát triển cho thấy trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 16 tuổi ở Canada, Thụy Điển, Hà Lan và Hoa Kỳ có báo cáo số điểm trung bình là 6. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Lithuania báo cáo điểm số trung bình là 11,6 đối với trẻ nhỏ và 24,5 đối với trẻ lớn tuổi hơn.
"Phát hiện của chúng tôi đã cho thấy rằng sức khỏe chung trẻ em của chúng tôi là tương đồng hơn với những trẻ em ở các nước phát triển và điều này có thể là do sự gia tăng việc sử dụng điều trị dự phòng ở đây", tiến sĩ Lam nói.
Dr. Yap Eng Soo, một chuyên gia tư vấn trong các vấn đề của haematology - ung thư tại Viện Ung thư Đại học Quốc gia Singapore (NCIS) cho biết, những bệnh nhân trẻ tuổi được ông điều trị dự phòng đang có được một cuộc sống tương đối bình thường.
"Họ đi đến phòng tập thể dục và sống một cuộc sống rất năng động mà không sợ phải đi để thay thế một bộ phận cơ thể nào đó ở độ tuổi 20", ông nói.
Koh Pei Lin, chuyên gia tư vấn trong việc phân chia huyết học nhi khoa và ung thư tại NUH nói thêm rằng: "Bệnh nhân nhi khoa tại NUH được chuyển giao cho NCIS khi các cháu được 18 đến 20 tuổi."
Giáo sư Tien cho rằng: "Trong tương lai, điều trị dự phòng sẽ trở thành tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhi và một số lượng lớn các bệnh nhân trưởng thành. Điều này sẽ giúp bảo vệ tốt hơn các khớp và giảm các nguy cơ mắc phải các biến chứng có liên quan, chẳng hạn như chảy máu trong não."