Các chỉ số đái tháo đường thai kỳ

Các chỉ số đái tháo đường thai kỳ
Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 9,2% số thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK, dân gian còn gọi là tiểu đường thai kỳ).

Các chỉ số đái tháo đường thai kỳ

Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 9,2% số thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK, dân gian còn gọi là tiểu đường thai kỳ). Nếu bạn hoặc người thân muốn quản lý đái tháo đường thai kỳ thật tốt, trước tiên cần tìm hiểu rõ hai chỉ số:

Đường huyết mục tiêu: là giá trị đường huyết tối ưu thai phụ (ĐTĐTK) cần đạt được trong điều trị bằng áp dụng chế độ ăn hoặc bằng insulin.

Đường huyết đói  Đường huyết 1 giờ sau ănĐường huyết 2 giờ sau ăn
 <95mg/dL (5.3mmol/l)<140mg/dL (7.8mmol/l)<120mg/dL (6.7mmol/l)
 

(Lưu ý: đây là con số chỉ giá trị của đường huyết trung bình dựa trên thống kê)

Ngưỡng đường huyết bắt đầu điều trị bằng insulin*

Khi đường huyết đóiĐường huyết 2 giờ sau ăn
>105mg/dL (5.8mmol/l)>120mg/dL (6.7mmol/l)

(Lưu ý: đây là con số chỉ giá trị của đường huyết trung bình dựa trên thống kê)

*Siêu âm có tình trạng thai lớn so với tuổi thai là một chỉ định dùng insulin bất kể giá trị đường huyết của thai phụ.

Quản lý dinh dưỡng: yếu tố căn bản cần được quan tâm trong kiểm soát ĐTĐTK

Trong những việc cần điều chỉnh nhằm phòng ngừa và kiểm soát tốt ĐTĐTK thì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hơn cả. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho người ĐTĐTK cần đáp ứng đúng và đủ các nguyên tắc sau: ổn định đường huyết, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng, hạn chế biến chứng đặc biệt là các biến chứng liên quan đến tim mạch.

TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc bệnh viện Hùng Vương cho biết: Nguyên tắc chung là mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho đường huyết ở mức 5,7 - 6,1mmol/l. Với các thai phụ, năng lượng nhu cầu hàng ngày trung bình chỉ cần đáp ứng 1.800 - 2.500 calo, trong khẩu phần ăn cần giảm mỡ, giảm bột và tăng chất xơ. 

Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn quá no hay để quá đói.Mẹ bầu cũng cần hiểu rõ về khái niệm GI - Glycaemic Index. Đây là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao. 

Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Ngược lại, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn, và cũng giảm xuống một cách chậm rãi giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định.

Tác giả: KP