Các chỉ số cần nhớ trong xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Các chỉ số cần nhớ trong xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Trong xét nghiệm tầm soát chẩn đoán ung thư tuyến giáp như xét nghiệm máu, sinh thiết tế bào,... đều cho ra các chỉ số có liên quan tới các bệnh lý về tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng.

1. Chỉ số trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Chỉ số Tg tăng cao có phải ung thư tuyến giáp không?

Có rất nhiều thắc mắc liên quan tới chỉ số Tg trong xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Chỉ số Tg cao có phải là đã bị ung thư tuyến giáp hay không?,...

Chỉ số Tg (thyroglobulin) được biết đến là một dấu ấn quan trọng trong khi theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Tg (thyroglobin) là một loại protein được sản xuất từ đa số các loại tế bào ung thư tuyến giáp và từ mô giáp bình thường.

Giá tri Tg khi ở người khỏe mạnh bình thường là 0.2 - 50 ng/mL. Có khoảng 8% người bình thường có giá trị Tg nhỏ hơn 10 ng/mL. Còn với trẻ sơ sinh thì nồng độ Tg có thể nằm vào khoảng 36 - 38 ng/mL - đây được đánh giá là giá trị Tg cao, duy trì ở 48 giờ sau sinh.

Khi chẩn đoán ung thư tuyến giáp, phát hiện chỉ số Tg cao không có nghĩa là bạn đã mắc ung thư tuyến giáp mà thực tế nguyên nhân khiến Tg tăng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thậm chí là cả từ những bệnh lý lành tính.

Cụ thể một số nguyên nhân khiến chỉ số Tg tăng cao:

- Bệnh bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp cùng với những dấu hiệu điển hình nhất là có khối u lồi ra ở phần cổ

- Bệnh Baeshedow hay còn được biết đến là bệnh cường giáp. Bệnh cường giáp có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó phổ biến hơn cả là ở nữ giới đang trong độ tuổi từ 20 cho đến 40 tuổi.

- Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chưa được can thiệp điều trị hoặc ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang đã di căn

- Sau can thiệp phẫu thuật hoặc hóa trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp tái phát.

Thực tế thì chỉ số Tg được sử dụng như một dấu ấn ung thư để có thể theo dõi được hiệu quả của quá trình điều trị hay phát hiện chẩn đoán ung thư tuyến giáp tái phát thể nhú và thể nang - trong trường hợp Tg có sự tăng rõ rệt trước khi can thiệp điều trị.

Chính vì lý do nồng độ của Tg tăng có thể xuất phát từ các bệnh lý tuyến giáp lành tính nên Tg cũng không phải là một chỉ số duy nhất đánh giá chẩn đoán ung thư tuyến giáp mà cần phải thực hiện kết hợp với nhiều biện pháp tầm soát chẩn đoán ung thư tuyến giáp khác.

Hormone ung thư tuyến giáp

Quá trình định lượng hormone ung thư tuyến giáp được hiểu là việc xác định có sự bất thường nào trong quá trình tổng hợp protein và quan sát sự chuyển hóa của enzyme trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Cụ thể thì hormone tuyến giáp giúp cho điều hòa cơ thể, quá trình tổng hợp protein nhờ vào sự phát triển của hệ thần kinh . Quá trình tổng hợp protein này có rất nhiều các enzyme được thực hiện chuyển hóa thành lipid hoặc protid.

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thông qua hormone tuyến giáp đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh. Mặc dù chỉ số này còn khá mới mẻ trong tầm soát chẩn đoán ung thư tuyến giáp nhưng với những thông số chỉ ra chỉnh xác thì cũng là một chỉ số đáng tham khaoe.

2. Các chỉ số liên quan tới kiểm tra chức năng tuyến giáp

Ngoài các chỉ số nổi bật trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp được quan tâm nhiều kể trên thì việc kiểm tra các chỉ số đánh giá chức năng tuyến giáp cũng là một phần quan trọng trong tầm soát chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Cụ thể như sau:

- Hormone kích thích tuyến giáp hay còn gọi là TSH

TSH được biết là một loại hormone tuyến yến đóng vai trò mang tín hiệu tới cho tuyến giáp. Nếu như tuyến yên phát hiện có ít hormone tuyến giáp ở trong máu thì nó sẽ đẩy quá trình sản xuất TSH lên từ đó tuyến giáp sẽ sản sinh ra nhiều hormone tuyến giáp hơn.

Khi mà tuyến yên phát hiện đang có quá nhiều hormone tuyến giáp thì nó sẽ lại giảm mức độ sản xuất TSH xuống từ đó tuyến giám cũng sẽ giảm việc sản sinh hormone tuyến giáp.

- Thyronxine (T4)

Khi kiểm tra chức năng tuyến giáp thì có nhiều bác sĩ chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm TSH mà không định kỳ kiểm tra định lượng T4 toàn phần hay T4 tự do. Tuy vậy thì khi phát hiện có bất kỳ một vấn đề mới liên quan tới tuyến giáp thì cần phải thực hiện cả xét nghiệm TSH và T4.

- Triiodothyronine (T3)

T3 là hormone tuyến giáp dạng hoạt động được tạo ra từ T4. Nói về Xét nghiệm RT3 (reverse T3) thì xét nghiệm này ít khi được bác sĩ chỉ định cho người bệnh kiểm tra chức năng tuyến giáp thực hiện do cho ra ít ý nghĩa lâm sàng.

Tuy vậy thì có một số bác sĩ khác lại cho rằng xét nghiệm kiểm tra RT3 là mấu chốt để xác định được tình trạng mất cân bằng của hormone tuyến giáp so với các xét nghiệm khác.

- Kháng thể Thyroid peroxidase (TPOAb)

- Thyroglobulin 

- Kháng thể Thyroglobulin (TgAb)

- Tg.


Tác giả: NVD