Việc tìm hiểu một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm cúm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý, đồng thời có biện pháp đối phó phù hợp. Trước khi tìm hiểu về vấn đề này bạn nên tham khảo thông tin về cảm cúm.
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh này diễn ra quanh năm nhưng phổ biến nhất vào hai mua đông, xuân. Bệnh cảm cúm lây trực tiếp từ người sang người, có thời gian ủ bệnh từ 1 - 8 ngày. Một số chủng virus gây bệnh ở Việt Nam thường là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Triệu chứng cảm cúm: Cơ thể mệt mỏi quá mức hoặc đột ngột, cảm thấy bị đau nhức cơ thể và ớn lạnh. Kèm theo đó là các dấu hiệu ho khan, ho dai dẳng kèm theo thở khò khè, tức ngực, đau họng, sốt hoặc gặp một vài vấn đề về tiêu hóa.
Biến chứng cảm cúm: Có biến chứng không? là câu hỏi thường gặp về xét nghiệm cảm cúm. Câu trả lời là có!
Đối với các trường hợp cảm cúm nhẹ người bệnh có thể hồi phục sau 2 - 7 ngày điều trị. Tuy nhiên đối với người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, bị suy giảm hệ miễn dịch,... nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phế quản, viêm não, viêm phổi,... thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Xét nghiệm cảm cúm giúp bạn biết chính xác tình trạng bệnh của mình. Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ vạch ra phác đồ điều trị hợp lý với từng trường hợp.
Bác sĩ phát hiện bệnh dựa vào những đặc điểm nào?
Thông thường triệu chứng cảm cúm rất giống với các bệnh đường hô hấp do tác nhân khác gây ra. Do đó rất khó để phân biệt chúng thông qua các biện pháp thông thường.
Hiện nay cảm cúm được chẩn đoán chính xác bằng xét nghiệm. Các bác sĩ chuyên khoa phát hiện cảm cúm dựa vào đặc điểm dịch tễ học.
Đâu là bệnh phẩm được dùng để xét nghiệm cảm cúm?
Đây là một trong những câu hỏi thường gặp về xét nghiệm cảm cúm rất được quan tâm. Bệnh nhân cần nắm bắt thông tin để hiểu rõ hơn về quy trình, phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán của bác sĩ.
Một số loại bệnh phẩm được sử dụng để xét nghiệm cảm cúm như: Dịch ngoáy từ họng, dịch tiết hay rửa mũi họng.
Các phương pháp xét nghiệm cảm cúm được bác sĩ sử dụng gồm:
+ Nuôi cấy virus, chẩn đoán huyết thanh học.
+ Tìm động lực kháng thể giữa hai thời kỳ khởi phát và lui bệnh.
+ Xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên.
+ Phản ứng chuỗi men RT-PCR và miễn dịch huỳnh quang.
Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm?
Một câu hỏi thường gặp về xét nghiệm cảm cúm được các sinh viên y khoa quan tâm. Đối với bệnh nhân thì đây là một câu hỏi mang tính chuyên môn và không cần thiết.
Phòng xét nghiệm, cán bộ thực hiện, loại xét nghiệm sử dụng, các bệnh phẩm, chất lượng bệnh phẩm, thời gian thu thập bệnh phẩm so với thời gian khởi phát chính là những yếu tố quyết định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm chẩn đoán.
Việc chẩn đoán, xác định cảm cúm phải kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm dịch tễ học.
Có thể xét nghiệm cảm cúm tại nhà không?
Nhiều bệnh viện đã triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm cảm cúm tại nhà, có tính chính xác cao và rất tiện lợi. Đồng thời dịch vụ này mang đến nhiều lợi ích như:
Hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Tránh tính trạng quá tải trong bệnh viện trong quá trình chờ lấy mẫu xét nghiệm.
Tiết kiệm thời gian lấy mẫu xét nghiệm và nhận kết quả, tránh trì hoãn việc điều trị.
Hướng dẫn xét nghiệm cảm cúm bạn cần biết là gì?
Xét nghiệm cảm cúm có độ nhạy, độ đặc hiệu và chính xác cao cần được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám chuyên nghiệp. Ngoài ra có thể xét nghiệm cúm phát hiện virus trong bệnh phẩm hô hấp. Phương pháp phổ biến nhất là xét nghiệm chẩn đoán cúm nhanh (RIDTs). Ngoài ra còn có phương pháp xét nghiệm phân tử nhanh cho ra kết quả sau 15 - 20 phút.
Trên đây là một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm cảm cúm và lời giải từ chuyên gia. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Mùa cảm cúm đang đến gần, tập thể dục thể thao và chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.