Các cách phòng tránh viêm màng bồ đào ở trẻ em

Các cách phòng tránh viêm màng bồ đào ở trẻ em
Trẻ em cũng có thể mắc viêm màng bồ đào. Làm sao để phòng tránh viêm màng bồ đào ở trẻ em và bảo vệ đôi mắt của trẻ?

1. Viêm màng bồ đào ở trẻ em

Màng bồ đào lớp bao bọc con mắt gồm có mống mắt (tạo ra màu sắc đặc trưng cho mắt), thể mi (tạo dịch trong mắt) và hắc mạc (cung cấp máu cho mắt). Viêm màng bồ đào là bất cứ bệnh lý viêm nào xảy ra ở một trong ba bộ phận này.

Viêm màng bồ đào nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Ngay ở những nước phát triển thì viêm màng bồ đào cũng là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ ba.

Viêm màng bồ đào có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Có tới 5-10% số trường hợp mắc viêm màng bồ đào là ở trẻ em dưới 16 tuổi. Viêm màng bồ đào có thể có nguyên nhân do nhiễm trùng từ chấn thương mắt hay từ các bệnh khác trong cơ thể, bệnh tự miễn hoặc cũng có thể chưa rõ nguyên nhân.

Khi nhận thấy những biểu hiện như đỏ mắt, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, thị lực giảm và thấy những vệt sáng hay chấm đen trong mắt, lé… ở trẻ thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt ngay vì bệnh này chỉ có thể được điều trị đúng chuyên khoa.

Bệnh viêm màng bồ đào thường được điều trị bằng thuốc qua hình thức nhỏ mắt, uống, tiêm hoặc kết hợp. Các loại thuốc thường dùng gồm thuốc ức chế tình trạng viêm và sửa chữa hệ thống miễn dịch. Nếu bệnh quá nặng, trẻ có thể sẽ phải phẫu thuật mắt.

Ảnh 1.

Cần chú ý phòng tránh viêm màng bồ đào ở trẻ em để trẻ giữ được đôi mắt sáng đẹp nhất (Ảnh: internet)

2. Phòng tránh viêm màng bồ đào ở trẻ em

Viêm màng bồ đào sẽ để lại những ảnh hưởng lên thị lực của trẻ. Thế nên các tốt nhất là có thể phòng tránh viêm màng bồ đào trước khi bệnh xuất hiện. Tuy rằng viêm màng bồ đào đôi khi không rõ nguyên nhân nhưng có một số việc cha mẹ có thể làm để giúp con phòng tránh viêm màng bồ đào.

- Bảo vệ mắt trẻ khỏi các chấn thương vật lý và hóa học từ ngoại vật bằng cách đeo kính bảo hộ khi chơi trò chơi, đi đường, không thể hóa mĩ phẩm dính vào mắt trẻ…

- Giảm tỉ lệ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt của mắt bằng mũ nón, kính râm

- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều hay đọc chữ quá nhỏ

- Tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của trẻ bằng cách rèn luyện thể thao và duy trì chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

- Đưa trẻ đi khám mắt định kì để phát hiện nguy cơ các bệnh về mắt và ngay lập tức cho trẻ đi khám khi phát hiện triệu chứng bất thường ở mắt

- Không tự tiện cho trẻ dùng thuốc chữa mắt.

Tác giả: Nụ Nguyễn