Tìm hiểu các bước xét nghiệm chẩn đoán bệnh gout

Tham vấn chuyên môn:
Tìm hiểu các bước xét nghiệm chẩn đoán bệnh gout
Để xét nghiệm bệnh gout, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm chọc dịch khớp, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu. Vậy các bước thực hiện việc xét nghiệm là gì?

Bạn nên đi xét nghiệm bệnh gout nếu như cảm thấy bị đau và viêm dữ dội ở khớp nhưng không bị chấn thương hay mắc bệnh lý nào có thể gây ra cơn đau như vậy.  Bệnh gout xuất hiện khi có quá nhiều tinh thể acid uric hình thành quanh khớp. Hầu hết bệnh nhân đều bị đau khớp ở ngón chân cái trước, tuy nhiên thực tế là khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng.

Vậy những bước thực hiện việc xét nghiệm bệnh gout là gì?

1. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án để xét nghiệm bệnh gout

Các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao và bệnh về tim, thận, phương pháp điều trị một số bệnh ung thư ví dụ như ung thư bạch cầu và ung thư hạch bạch huyết có thể khiến bạn dễ bị bệnh gout. 

Ngoài ra, bạn nên lưu ý lại những bệnh nghiêm trọng, nhiễm trùng, chấn thương đang mắc phải, đặc biệt là nếu chúng mới xuất hiện gần đây.

2. Bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh gout trong gia đình

Bạn có thể bị di truyền bệnh gout nếu trong gia đình có người mắc phải. Hãy hỏi bố mẹ xem liệu trong nhà có ai bị bệnh gout hay không?

3. Bác sĩ cần liệt kê danh sách thuốc uống chữa bệnh đang dùng

Trong buổi khám bệnh, bác sĩ sẽ cần biết bạn đang uống thuốc gì. Đôi khi, thuốc chữa bệnh có thể gây tác dụng phụ không mong muốn hoặc có thể gây ra bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ cần biết liệu loại thuốc sắp kê đơn có tương tác với thuốc chữa bệnh bạn đang uống không. Ví dụ, thuốc lợi tiểu qua hoặc Thiazid và thuốc Aspirin liều thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

4. Những câu hỏi sẽ được đưa ra để chẩn đoán 

Một trong những cách chính để chẩn đoán bệnh gout là bác sĩ sẽ đặt câu hỏi. Ví dụ, bác sĩ sẽ hỏi bạn cơn đau xuất hiện ở đâu. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị gout nếu ban đầu bị đau khớp ngón chân cái, sau đó lan rộng sang các khớp khác.

5. Làm xét nghiệm chọc dịch khớp

Chọc dịch khớp là xét nghiệm bệnh gout phổ biến nhất. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng kim để chọc lấy hoạt dịch từ khớp, Sau đó, dịch chiết sẽ được quan sát bằng kính hiển vi để xem có chứa tinh thể natri urate không. Nếu có chính là dấu hiệu của bệnh gout.

6. Bước tiếp theo là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm mẫu máu cũng là phương pháp phổ biến để xét nghiệm bệnh gout. Bạn sẽ được kiểm tra nồng độ acid uric trong máu của mình. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nồng độ acid uric trong máu cao nhưng không bị bệnh gout hoặc bị bệnh gout nhưng nồng độ acid uric trong máu không cao.

Trên thực tế, bác sĩ có thể sẽ không xét nghiệm máu nếu nghi ngờ bị gout chưa đến một tháng vì lúc này, nồng độ acid uric trong máu có thể chưa cao. 

Đôi khi, xét nghiệm nước tiểu cũng có thể được tiến hành để xét nghiệm bệnh gout. Về cơ bản, bạn sẽ được yêu cầu đi tiểu vào cốc sạch. Sau đó, chuyên viên sẽ kiểm tra nồng độ acid uric trong nước tiểu.

7. Tiến hành siêu âm là bước tiếp theo để xét nghiệm bệnh gout

Bác sĩ có thể siêu âm để phát hiện tinh thể urat trong khớp và da. Siêu âm được tiến hành khi bạn bị đau từng cơn cấp tính và nếu một hoặc nhiều khớp bị ảnh hưởng. 

Nếu không thích dùng kim (ví dụ như kim dùng trong xét nghiệm chọc dịch khớp), bạn có thể yêu cầu bác sĩ siêu âm để thay thế.

8. Chụp X - quang hoặc các kiểm tra khác

Nếu cho rằng cơn đau khớp không phải do bệnh gout, bác sĩ sẽ kiểm tra các nguyên nhân khác. Chụp X-quang sẽ được yêu cầu để kiểm tra khớp có bị viêm không và tìm ra các vấn đề khác ở khớp.


Tác giả: LPA