Các biện pháp phòng tránh cận thị học đường quan trọng mọi phụ huynh cần biết để bảo vệ mắt trẻ

Các biện pháp phòng tránh cận thị học đường quan trọng mọi phụ huynh cần biết để bảo vệ mắt trẻ
Cận thị học đường đang ngày một gia tăng và trở thành vấn nạn đối với lứa tuổi học sinh. Vậy cận thị học đường là gì? Đâu là biện pháp phòng tránh cận thị học đường hiệu quả?

Theo thống kê của Bệnh viện mắt trung ương, thì nước ta có tới 5 triệu học sinh bị tật khúc xạ ở mắt vào năm 2017. Trong đó, có tới 40% trẻ em bị cận thị. Đối tượng mắc bệnh tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.

Phòng tránh cận thị học đường là vấn đề vô cùng nan giải. Bởi không phải đứa trẻ nào cũng ý thức được vai trò quan trọng của đôi mắt khỏe mạnh. Tham khảo các biện pháp phòng tránh cận thị học đường dưới đây và áp dụng cho trẻ:

Phòng tránh cận thị học đường

Phòng tránh cận thị học đường là điều cần thiết đối với mọi phụ huynh có con nhỏ và học sinh - Ảnh: Internet

1. Giữ khoảng cách khi học bằng mắt xa nhất có thể

Đây là cách phòng tránh cận thị học đường xuất hiện từ sớm. Quan điểm này đã có từ gần 200 năm và là kinh nghiệm được đúc kết của nhiều thế hệ bác sĩ nhãn khoa.

Theo đó, khi bạn làm việc bằng mắt ở cự ly gần với cường độ cao sẽ tăng áp lực cho đôi mắt. Điều này khiến mắt bạn phải căng ra để hoạt động. Và nó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra cận thị.

Học sinh, sinh viên có cường độ học tập cao là đối tượng dễ bị cận thị. Bên cạnh đó, người thường xuyên dùng máy tính, kính hiển vi hoặc điện thoại chắc chắn bị cận thị. Thời gian có thể đến sớm hoặc muộn do cách bảo vệ mắt của bạn.

Thoát khỏi các công việc hoặc thói quen dùng mắt trong cự ly gần là cách phòng tránh cận thị học đường hữu hiệu. Tuy nhiên sẽ rất khó để bạn thiết lập một thói quen mới.

Vì vậy, để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp bạn nên chủ động phòng tránh. Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh và thầy cô cần bảo vệ mắt cho chúng. Thường xuyên nhắc nhở trẻ không được đọc sách, xem điện thoại, máy tính... với cự ly nhỏ hơn 35cm.

2. Trang bị đầy đủ ánh sáng cho phòng học

Thiếu ánh sáng khiến bạn phải rút ngắn cự ly làm việc của mắt để nhìn rõ hơn. Nhất là với các trường hợp đọc sách, tài liệu trong điều kiện thiếu ánh sáng. Điều này khiến bạn bị cận thị do mắt phải làm việc trong khoảng cách gần thái quá.

Phòng tránh cận thị học đường

Trang bị đầy đủ ánh sáng cho phòng học cho trẻ là biện pháp phòng tránh cận thị học đường hiệu quả nhất - Ảnh: Internet

Do đó, để phòng tránh cận thị học đường, tốt hơn hết bạn nên trang bị đầy đủ thiết bị chiếu sáng cho phòng học. Dùng đèn vàng, đèn quả lê hay đèn compac không quan trọng. Quan trọng nhất là điều kiện chiếu sáng tốt mà thôi.

Với phòng học của trẻ ở nhà, bạn nên để đèn phía sau và trên cao. Bởi để đèn đối diện trực tiếp có thể gây chói lóa và sinh nhiệt. Lựa chọn bóng đèn có công suất chiếu sáng và nhiệt độ rọi phù hợp để tránh gây tổn thương cho mắt.

Đối với ánh sáng trong lớp học thì công suất chiếu sáng phù hợp là 320-400 lux. Nên sử dụng bóng đèn huỳnh quang mắc song song với hệ thống cửa sổ. Balad điện tử được khuyến cáo sử dụng để chiếu sáng cho lớp học. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế nên tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời có lợi cho cơ thể.

3. Sắp xếp thời gian học tập, làm việc phù hợp

Mắt bị "bóc lột" quá đáng sẽ gây ra tình trạng nhức mỏi và phát sinh cận thị. Sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lý là cách phòng tránh cận thị học đường hiệu quả. Bởi mi mắt của bạn từ chỗ có thể co dãn dẫn đến giả cận thị rồi cận thị là cả một quá trình.

Do đó, dừng lại nghỉ ngơi đúng lúc là điều cần thiết để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp. Bạn có thể áp dụng quy tắc 20 - 20 - 20 để chăm sóc cho đôi mắt của mình. Bằng cách cứ 20 phút học tập nên nhìn vào vật cách xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong vòng 20 giây.

Để đôi mắt của trẻ có thời gian nghỉ ngơi. Cứ mỗi 45 phút học cần được ra chơi 5 phút. Quãng thời gian trẻ ra sân chơi đùa chính là hình thức giảm stress tốt nhất cho đôi mắt. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại, máy tính hay đọc sách trong giờ ra chơi.

Phòng tránh cận thị học đường

Cứ mỗi 45 phút học cần được ra chơi 5 phút đây là cách sắp xếp thời gian phù hợp để phòng tránh cận thị học đường cho trẻ - Ảnh Internet

4. Tư thế ngồi học đúng

Tư thế ngồi học đúng không chỉ giúp học sinh đỡ mệt mỏi. Nó còn có tác dụng chống gù lưng, vẹo cột sống. Đồng thời nó cũng là biện pháp phòng tránh cận thị học đường được khuyến cáo thực hiện.

Tư thế ngồi học của trẻ phụ thuộc vào hệ thống bàn ghế và độ chiếu sáng bên trong lớp học. Nên để khoảng cách từ mắt trẻ cách sách vở khoảng 35 - 40 cm. Mặt bàn học có độ vát từ 15 - 20 độ so với hướng nằm ngang để trẻ không cúi gằm mặt khi ngồi học.

Các giáo viên nên tiến hành đổi chỗ ngồi luân phiên giữa các học sinh. Đây là cách để trẻ thay đổi cự ly học tập và cường độ điều tiết của đôi mắt. Không cho trẻ học tập bằng máy tính hoặc chơi game quá 5 giờ mỗi ngày. Đó là cách phòng tránh cận thị học đường được các nước phát triển áp dụng thành công.

Trong trường hợp trẻ bị cận thị nên khuyến khích bé không đeo kính khi học hoặc đọc sách tại nhà. Đây là cách giúp bé duy trì năng lực điều tiết vốn có của đôi mắt. Nhìn ra xa trên 5 mét giúp mắt giảm điều tiết từ đó giảm sổ cận thị.

5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp. Những bữa ăn giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng cho đôi mắt. Đồng thời phòng tránh cận thị học đường và giảm tăng số cận.

Một số loại vitamin cần được bổ sung như A-C-E-B2-D. Cùng các khoáng chất vi lượng tốt cho mắt như kẽm, selene, brôm, magne, canxi... Trong đó quan trọng nhất cho đôi mắt là vitaminA, vitamin E, vitamin C và selene.

Phòng tránh cận thị học đường

Di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây ra cận thị ở trẻ, do đó phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám mắt định kỳ - Ảnh Internet

Vitamin và khoáng chất rất dồi dào trong các loại rau, củ, quả có màu đỏ, cam và xanh đậm. Một số thực phẩm cần bổ sung như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, hải sản, trứng, sữa, rau bina, hoa quả mọng như dâu tây, mâm xôi...

6. Các biện pháp phòng tránh cận thị học đường quan trọng khác

Bên cạnh các biện pháp phòng tránh cận thị học đường kể trên thì yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây cận thị. Để biết con, em mình có bị cận hay không phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám mắt định kỳ.

Nếu bé chưa bị cận nên khám mắt mỗi năm 1 lần để phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra. Đối với người bị cận nên khám mắt 6 tháng 1 lần để kiểm tra độ cận và điều chỉnh kính phù hợp.

Ngoài ra, khuyến khích trẻ thường xuyên vui chơi ngoài trời giúp đôi mắt được thư giãn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cận thị.

Có thể khi áp dụng tất cả những điều trên nhưng bé vẫn bị cận thị. Tuy nhiên với phương pháp phòng tránh cận thị học đường được khuyến cáo thực hiện, tình trạng bệnh sẽ nhẹ hơn nhiều. Bên cạnh đó nó cũng hạn chế tối đa nguy cơ bị tăng số, đồng thời ít biến chứng có thể xảy ra.


Tác giả: HT