Các biện pháp phòng ngừa nấm móng vào mùa hè

Các biện pháp phòng ngừa nấm móng vào mùa hè
Nhiễm nấm móng, còn được gọi là “nấm móng" là tình trạng phổ biến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến 14% dân số nói chung. Nhiễm nấm móng chân phổ biến hơn nhiễm nấm móng tay.

Nấm móng do các loại nấm gây ra, chúng có thể xâm nhập qua các vết nứt trên móng tay, chân hoặc vết cắt trên da của bạn. Nấm móng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây ra cảm giác ngứa hoặc khó chịu. Nếu không điều trị sớm có thể gây hỏng móng và cần phải cắt bỏ.

1. Nguy cơ nấm móng vào mùa hè

Bất kể vào mùa nào trong năm, bạn đều có thể bị nấm móng. Tuy nhiên, vào mùa hè, việc đi bơi hoặc đi chân trần ở những khu vực ẩm ướt và có nhiều người qua lại như các hồ bơi công cộng có làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm, không chỉ là nấm móng mà có thể là nấm da đầu, nấm chân hoặc tay, ... 

Hơn nữa, thời tiết nóng ẩm khiến cơ thể và tay chân tiết nhiều mồ hôi. Điều này cũng tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển và tăng nguy cơ nhiễm nấm.

Các biện pháp phòng ngừa nấm móng vào mùa hè - Ảnh 2.

Đi chân trần ở những khu vực ẩm ướt và có nhiều người qua lại như các hồ bơi công cộng có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm móng (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Nhận biết bệnh qua màu sắc móng tay: Nếu móng tay có biểu hiện này, khám ung thư ngay

Móng chân có sọc đen là bệnh gì? Đây có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?

Ngoài những yếu tố về thời tiết, nấm móng có thể xảy ra do:

- Bị tiểu đường

- Suy tĩnh mạch (máu lưu thông kém ở chân) hoặc bệnh động mạch ngoại vi (động mạch bị thu hẹp làm giảm lưu lượng máu đến cánh tay hoặc chân)

Làm móng ở những tiệm không khử trùng các dụng cụ cẩn thận, chẳng hạn như bấm móng, dũa, ...

- Trên 65 tuổi

- Đeo móng tay giả

- Hệ thống miễn dịch suy yếu

- Chấn thương

2. Các loại nấm móng phổ biến

Nấm móng có nhiều loại và tình trạng nấm cũng khác nhau:

- Nấm dưới móng

Nấm dưới móng là loại nhiễm nấm móng phổ biến nhất và có thể phát triển ở cả móng tay và móng chân. Khi bị nhiễm bệnh, mép ngoài của móng có hình răng cưa với các vệt trắng hoặc vàng trên móng.

Nhiễm trùng dưới móng thường do Trichophyton rubrum gây ra, vi khuẩn này xâm nhập vào nền móng và mặt dưới của bản móng, bắt đầu từ lớp dưới móng và sau đó di chuyển gần qua lớp nền móng bên dưới.

Các biện pháp phòng ngừa nấm móng vào mùa hè - Ảnh 3.

Nấm dưới móng là loại nhiễm nấm móng phổ biến nhất, do vi khuẩn do Trichophyton rubrum gây ra (Ảnh: Internet)

- Viêm nấm trắng bề mặt

Bệnh nấm móng bề ngoài màu trắng chỉ chiếm 10% các trường hợp bệnh nấm móng. Móng chân thường bị ảnh hưởng nhiều hơn so với móng tay.

Một số loại nấm tấn công các lớp trên cùng của móng và tạo ra các đốm trắng rõ trên móng. Những mảng trắng này bao phủ toàn bộ móng, khiến móng trở nên thô ráp, mềm và dễ bị vỡ vụn. Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là Trichophyton mentagrophytes.

- Nhiễm nấm Candida

Nấm Candida có thể xâm lấn móng tay bị tổn thương trước đó do nhiễm trùng hoặc chấn thương. Candida thường gây nhiễm trùng móng tay nhiều hơn, thường xảy ra ở những người thường xuyên ngâm tay trong nước.

Những nhiễm trùng này thường bắt đầu từ lớp biểu bì xung quanh móng, lớp biểu bì này trở nên sưng, đỏ và mềm khi chạm vào. Bản thân móng có thể nhấc một phần khỏi giường móng hoặc bong ra hoàn toàn.

Các biện pháp phòng ngừa nấm móng vào mùa hè - Ảnh 4.

Nấm móng do Candida có thể làm bong một phần móng ra khỏi giường móng hoặc bóng ra hoàn toàn (Ảnh: Internet)

Nấm gần chân móng ngoài

Đây là tình trạng nấm ít phổ biến nhất ở người khỏe mạnh. xảy ra khi sinh vật lây nhiễm, thường là T. rubrum, xâm nhập vào bộ phận móng qua nếp móng gần, xâm nhập vào tấm móng mới hình thành và sau đó di chuyển ra xa.

Dạng nấm móng này thường xảy ra ở những người bị suy giảm miễn dịch và được coi là dấu hiệu lâm sàng của nhiễm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người.

3. Nấm móng chữa dứt điểm được không?

Nấm móng có thể khó chữa khỏi nhưng tỷ lệ điều trị thành công cao khi can thiệp sớm. Nhiễm nấm móng thường không tự khỏi và cách điều trị tốt nhất thường là uống thuốc kháng nấm theo toa. Trong những trường hợp nghiêm trọng, chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể loại bỏ hoàn toàn móng tay. Có thể mất vài tháng đến một năm để nhiễm trùng biến mất.

Nhiễm nấm móng có thể liên quan chặt chẽ với nhiễm nấm da. Nếu nhiễm nấm không được điều trị, nó có thể lây lan từ nơi này sang nơi khác. Do đó, mọi người không nên chủ quan khi bị nấm móng.

Tuy nhiên, ngay cả sau khi điều trị, bệnh nấm móng vẫn có thể tái phát, nhất là người bị bệnh tiểu đường.

Các biện pháp phòng ngừa nấm móng vào mùa hè - Ảnh 5.

Nấm móng có thể tái phát và cần nhiều thời gian điều trị (Ảnh: Internet)

4. Cách phòng ngừa nấm móng vào mùa hè

Nấm móng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, tốt nhất bạn nên chủ động trong việc phòng ngừa tình trạng này. Một số biện pháp phòng tránh nấm móng được khuyến khích như:

- Vệ sinh tay chân sạch sẽ, nhất là phần móng với xà phòng, sau đó lau khô, kể cả những phần giữa ngón chân. 

- Tránh làm tổn thương da xung quanh móng tay của bạn. Khi phải làm việc ngâm tay trong nước quá lâu, bạn nên đeo găng tay cao su.

- Tránh đi chân trần ở những nơi công cộng, nhất là hồ bơi, phòng tắm ở khách sạn, ... Sau khi tắm ở hồ bơi, nên rửa lại móng chân và tay thật sạch với xà phòng.

- Cắt tỉa móng tay và móng chân cẩn thận và sạch sẽ

- Làm móng tay hoặc móng chân từ các tiệm đáng tin cậy

- Mùa hè bạn nên đi giày thoáng hơn để chân được thông thoáng và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng rất hữu ích trong việc tiêu diệt nấm.

- Mang vớ và giày từ chất liệu thoáng khí để chân bạn có thể "thở"

- Giặt giày và tất của bạn thường xuyên ở nhiệt độ tối thiểu 60 độ C, phơi ở những nơi có ánh nắng mặt trời để hạn chế nấm phát triển.

Nguồn tham khảo:

1. Fungal Nail Infection

2. Fungal Nail Infections

3. How to Prevent Toenail Fungus This Summer


Tác giả: Vân Anh