Các biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng trên rau sống

Các biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng trên rau sống
Rau sống là món ăn được yêu thích nhưng không phải lúc nào chúng cũng an toàn. Vậy có biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng nào trên rau sống để vừa ngon miệng, vừa bảo vệ sức khỏe?

1. Rau sống - thực phẩm dễ bị nhiễm ký sinh trùng

Từ xưa đến nay, rau sống là món ăn thường được nhiều người yêu thích bởi mùi thơm và tính mát của nó. Các loại rau sống thường được sử dụng như: rau má, rau thơm (húng, tía tô, rau mùi,...), rau muống, hoa chuối,...

Trong các bữa cơm, rau sống thường được dùng để ăn kèm với các món như canh chua, các món chấm (bún chả, bún riêu,...). Tuy nhiên, nhiều khuyến cáo cho biết trong rau sống có thể chứa nhiều ký sinh trùng, nhất là những loại rau trồng trong môi trường không đảm bảo vệ sinh (sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định, bón phân tươi, phân chưa ủ kỹ,...).

Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Chính vì thế, nếu vô tình ăn phải rau sống chứa mầm bệnh, người ăn có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu.

Dù vậy, không phải không có biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng trên rau sống. Các chuyên gia y tế đã chỉ ra các cách bảo vệ sức khỏe của bản thân mà vẫn giữ được thói quen ăn rau sống dưới đây.

2. Chế biến bảo đảm vệ sinh khi ăn rau sống - biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng hiệu quả nhất

Trong rau sống thường chứa các loại ký sinh trùng như: giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá gan, trứng giun đũa chó, thậm chí trong rau sống còn chứa phẩy khuẩn tả (nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy).

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng đã nghiên cứu và cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng lên đến 92.3 - 100% trên 8 loại rau sống được ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt.

Những loại mầm bệnh này không thể rửa sạch bằng nước, ngay cả nước rửa chuyên dụng thì tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cũng lên tới 51,9-82,6%.

Ngoài ra, có những loại rau sống tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng 100% như: cải xanh, cải cúc, rau má,...Còn lại các loại rau như xà lách, rau muống, rau thơm gia vị tỷ lệ này là 92.3%.

Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Cũng theo kết quả nghiên cứu, mặc dù rửa rau bằng nước sạch 3 lần nhưng tỷ lệ nhiễm khuẩn không giảm là bao. Cụ thể qua các lần rửa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng như sau:

- Sau lần rửa 1: 97%

- Sau lần rửa 2: 77.9%

- Sau lần rửa 3: 51.9%

Loại rau có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao nhất là cải xoong (100%), thấp nhất là rau muống (46.1%)

Trong hầu hết các loại rau đều có chứa ký sinh trùng amip, nhất là xà lách, cải xoong, rau má tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới 76.5%. Trừ rau muống, trên 7 loại rau sống thường được sử dụng tỷ lệ có trứng giun đũa chó là 11.5%.

3. Ăn rau sống thế nào cho đúng để không mắc bệnh ký sinh trùng?

Rau sống là món ăn yêu thích của nhiều người, vì vậy để đảm bảo vệ sinh và tránh mắc bệnh ký sinh trùng, khi sử dụng thực phẩm này cần chú ý những biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng đây:

- Rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun, hóa chất trừ sâu và vi khuẩn còn bám trên rau.

- Thuốc tím, nước muối loãng không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, do đó nên áp dụng cách rửa rau bằng nước sạch nhiều lần, sau đó vẩy ráo nước. 

Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Nên chần qua rau sống trước khi sử dụng.

- Không nên sử dụng rau sống với các nhóm người như: phụ nữ mang thai, người bị viêm đại tràng, đau dạ dày, người dễ bị cảm cúm.

Theo Soha 

Tác giả: Phương Thuận