Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công dần đến các loại bệnh như sốt, Rubella, sởi, thủy đậu, các bệnh về hô hấp và rối loạn hệ tiêu hoá...Trong đó Rubella là bệnh truyền nhiễm trẻ em dễ mắc phải nếu chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.
Nâng cao sức đề kháng cho trẻ là biện pháp cần thiết giúp bé tăng cường sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh. Tham khảo ngay các biện pháp tăng cường sức đề kháng dưới đây cho bé luôn khỏe mạnh.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Sữa mẹ cung cấp nguồn kháng thể quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Các thành phần trong sữa mẹ bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn gây hại.
Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, chống lại các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, dị ứng, và bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Trong đó có virus Rubella. Ngoài ra bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời còn làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, béo phì,... khi trưởng thành.
Đọc thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ giảm nguy cơ cao huyết áp, bạn có tin không?
3 tháng trước khi có kế hoạch mang thai người mẹ cần được tiêm Vaccine phòng bệnh. Trong đó tiêm Vaccine MMR là vô cùng cần thiết để phòng tránh 3 loại bệnh truyền nhiễm là sởi, Rubella và thủy đậu.
Khi bé chào đời cần được tiêm các loại Vaccine phòng chống một số bệnh như viêm gan siêu vi, viêm não, bạch hầu, uốn ván, thủy đậu, sởi, Rubella khi được 12 - 24 tháng tuổi.
Bên cạnh đó để nâng cao sức đề kháng cho trẻ bố mẹ không nên lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh. Đặc biệt là các loại thuốc được bác sĩ khuyến cáo không sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với nguồn thực phẩm sạch, đa dạng và cân đối vitamin và khoáng chất thiết yếu là điều kiện tiên quyết giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất có tác động tích cực đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ cũng như nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất gồm: Chất béo, chất đạm, đường bột, Vitamin và khoáng chất được cân đối hợp lý. Bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi cho bữa ăn giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món quá mặn hoặc quá ngọt trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, ốm, sốt, Rubella, thủy đậu,...bố mẹ cần bổ sung dưỡng chất cho trẻ bằng các món ăn lỏng, mềm, giàu dinh dưỡng. Không nên kiêng khem quá mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh của trẻ.
Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A, C và khoáng chất như Kẽm, Sắt, Salen,...Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời thúc đẩy tế bào chống lại sự tấn công của Virus gây bệnh.
Vitamin C có khả năng tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương. Kẽm và Salen là các khoáng chất có khả năng kháng virus hiệu quả, bảo vệ bé tránh khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.
Đọc thêm:
Dinh dưỡng cho trẻ em từ sơ sinh tới 6 tuổi
Dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì: Gợi ý một số thực phẩm nên bổ sung
Một giấc ngủ ngon, sâu tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của não bộ. Không chỉ vậy, ngủ đủ giấc còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ phát triển toàn diện. Do đó, các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đặc biệt là vào buổi tốt để trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, chơi đùa, tập thể dục, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội mỗi ngày để ăn ngủ ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt, tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại virus gây bệnh.
Theo các chuyên gia có tới 80% khả năng miễn dịch của trẻ bắt đầu từ đường ruột. Điều này nói lên rằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh là điều kiện cần thiết để trẻ có sức đề kháng tốt. Từ đó giúp cơ thể xây dựng "bức tường phòng ngự" chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh.
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời nó có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại, bảo vệ trẻ khỏi các loại bệnh về đường ruột và bệnh truyền nhiễm cấp tính như: Sởi, Rubella, thủy đậu.