Các biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?

Các biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?
Tay chân miệng là 1 bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng như viêm phổi, phù phổi, xuất huyết phổi có thể có tiên lượng xấu, thậm chí là gây tử vong.

1. Phù phổi là biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng thường gặp nhất

1.1. Cơ chế gây biến chứng phù phổi

Từ lâu, virus EV71 gây bệnh tay chân miệng đã được xác định là virus có đặc tính hướng thần kinh. Nó có thể xâm nhập trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương hoặc gây nhiễm trùng huyết. Từ đó làm cho các sợi thần kinh giao cảm bị kích thích và các mạch hệ thống co lại. Dó đó sẽ có rất nhiều máu chảy vào hệ thống tuần hoàn phổi, cuối cùng làm tăng áp lực tuần hoàn phổi. Nó làm giãn mạch phổi, tăng thể tích máu ở phổi.

Từ cơ chế trên, các bác sĩ nhận định, phù phổi là biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng bị gây ra bởi tổn thương thần kinh trung ương.

1.2. Dấu hiệu biến chứng

Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện thường khác nhẹ nhàng và khó nhận biết như nhịp tim và huyết áp tăng nhẹ, khó thở nhẹ. Khi khám lâm sàng có thể thấy nồng độ CK-MB trong máu tăng cao, sóng điện tâm đồ có thay đổi. Phù phổi giai đoạn đầu dễ chẩn đoán nhầm và bỏ sót.

Khi biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng tiến triển, các triệu chứng tương tự như ở bệnh nhân bị hội chứng suy hô hấp cấp:

- Khó thở cấp tính.

- Giảm oxy máu.

- Rối loạn trao đổi khí phế nang.

- Trường hợp nặng có thể khiến bệnh nhân tím tái, tứ chi lạnh, sốc, lơ mơ.

biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng phù phổi

Ảnh chụp X-quang phổi ở bệnh nhân bị phù phổi - biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng, cho thấy các vết mờ loang lổ đối xứng ở các vùng bên trong của cả hai trường phổi, đặc biệt là ở các trường phổi phải.

2. Biến chứng viêm phổi

2.1. Biến chứng xảy ra do đâu

Virus EV71 có thể gây hại trực tiếp cho phổi, vì nó có đặc tính hướng thần kinh và hướng da rõ ràng. Sau khi nhiễm EV71 qua hầu hoặc ruột, EV71 đi vào tuần hoàn máu, sau đó xâm nhập vào mô và các cơ quan khác, nhân giống lên rồi trở lại tuần hoàn máu. Vi rút có thể xâm nhập vào phổi theo dòng máu, do đó phổi bị tổn thương trực tiếp.

Ngoài ra, sau khi nhiễm EV71, hoạt động miễn dịch của bệnh nhân bị suy giảm, do đó các mô phế quản và phổi có thể dễ dàng bị nhiễm các vi khuẩn khác, gây ra tình trạng viêm phổi.

2.2 Dấu hiệu nhận biết

- Sốt.

- Ho, đau họng.

- Sưng amidan.

- Nhức đầu, buồn ngủ nhiều.

- Khó thở, thở nặng, thở khò khè.

Viêm phổi kẽ là biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng khá thường gặp. Khi thăm khám bác sĩ có thể nhận thấy phổi tăng trọng lượng, xung huyết 1 hoặc cả 2 bên phổi, xuất huyết khu trú dưới màng, vách ngăn phế nang giãn rộng, phế quản chứa đầy dịch tiết,...

biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng viêm phổi

Hình chụp X-quang phổi ở bệnh nhân bị viêm phổi - biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng, cho thấy có đam mây mờ ở vùng dưới phổi phải với bờ mờ.

3. Xuất huyết phổi

3.1. Cơ chế gây biến chứng

Hiện nay, cơ chế gây xuất huyết phổi liên quan đến bệnh tay chân miệng vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, cũng giống như các biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng khác, xuất huyết phổi là chịu ảnh hưởng từ tổn thương thần kinh do virus EV71 gây ra.

Tổn thương thần kinh trung ương có thể gây kích thích và co mạch hệ tuần hoàn, phân phối lại lưu lượng máu. Một lượng lớn máu chảy vào tuần hoàn phổi trong thời gian ngắn, cuối cùng là gây xuất huyết phổi.

biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng xuất huyết phổi

Hình chụp X-quang phổi ở bệnh nhân bị xuất huyết phổi có liên quan đến bệnh tay chân miệng cho thấy một số mảng mờ, đám mây và phì đại bên phổi phải.

3.2. Triệu chứng của xuất huyết phổi do biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng

Triệu chứng ban đầu của xuất huyết phổi do biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng có thể bao gồm sốt, ho, buồn nôn hoặc nôn. Khi bệnh tiến triển thì các biểu hiện thường rất nghiêm trọng như:

- Thở khó, thở nhanh, suy hô hấp.

- Ho ra máu.

- Nhịp tim nhanh.

- Co giật.

- Dịch có máu trào ra từ ống khó quản.

- Sốc, hôn mê, mất ý thức.

Xuất huyết phổi là biến chứng hô hấp của bệnh tay chân miệng nghiêm trọng nhất. Bệnh nhân có thể tử vong chỉ sau 1 ngày xuất hiện các triệu chứng. Do đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi bệnh nhi sát sao và đưa đi cấp cứu kịp thời khi có các biểu hiện bệnh tay chân miệng bị biến chứng đầu tiên.

Nguồn tham khảo: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2352621116300705


Tác giả: Mai Nhung