Các bệnh tim mạch thường gặp: Hiểu rõ để điều trị đúng cách

Các bệnh tim mạch thường gặp: Hiểu rõ để điều trị đúng cách
Những bệnh như mạch vành, tai biến mạch máu não hay viêm cơ tim,... là những bệnh tim mạch thường gặp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về chúng để có biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời.

1. Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành xảy ra khi lòng mạch vành bị hẹp khiến lượng máu để nuôi dưỡng tim không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim. 

Các bệnh tim mạch thường gặp: Hiểu rõ để điều trị đúng cách - Ảnh 1.

Bệnh mạch vành là một bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới tình trạng nhồi máu cơ tim cấp, thậm chí tử vong (Nguồn: internet).

Bệnh lý này có các triệu chứng ban đầu đôi khi rất mơ hồ. Thông thường, những người bị bệnh sẽ bị các cơn đau thắt cơ ngực không ổn định hành hạ với cảm giác nặng ngực hoặc những con đau thắt bên ngực trái, có thể kèm theo những triệu chứng khác như  cao huyết áp gây nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khó thở. Những cơn đau xuất hiện khi người bệnh bị xúc động mạnh hoặc gắng sức làm việc gì đó. Những cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng.

Khi tần suất các cơn đau ngày càng tăng và cường độ các cơn đau ngày càng lớn thì rất có thể dãn tới tình trạng nhồi máu cơ tim cấp, thậm chí dẫn tới tử vong.

Mặc dù bệnh mạch vành là một bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh. Trước hết, cần hạn chế ăn quá nhiều chất béo, chất ngọt, tránh hút thuốc lá và ăn quá mặn, giữ một cơ thể cân đối bằng cách luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Đặc biệt, cần giữ tinh thần luôn vui vẻ và tránh bị căng thẳng, stress kéo dài.

Với những người sễ bị bệnh mạch vành như gia đình có người bị nhồi máu cơ tim, bị béo phì - thừa cân, bị đái tháo đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch,... thì rất cần đi khám bệnh định kì để tránh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp.

2. Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máo não là căn bệnh không còn quá xa lạ với nhiều người, và nó xảy ra khá phổ biến ở người trung và cao tuổi. Bệnh này xảy ra khi lượng máu đưa lên não bị ngừng đột ngột do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ.

Các thể tai biến mạch máu não thường gặp nhất gồm co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng quá, nhồi máu não, vỡ mạch máu não, xuất huyết não- thể bệnh nặng nhất, dễ khiến bệnh nhân tử vong chỉ trong 1-2 giờ.

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh nhân có bị tai biến hay không gồm đau đầu dữ dội, tay chân yếu hoặc liệt và đi vào hôn mê. Khả năng hồi phụ của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào việc bệnh nhân đó bị mắc thể tai biến nào. Nếu bị mắc những thể nặng, bệnh nhân đi vào hôn mê sâu và tỉ lệ tử vong lên tới hơn 50%.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này? Trước hết, việc quan trọng nhất cần làm là phải phát hiện sớm bệnh cao huyết áp và tình trạng xơ vữa động mạch để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, những người trên 50 tuổi, bị béo phì, đái tháo đường, thường xuyên hút thuốc lá,... cần đặc biệt lưu tâm bởi đây là nhóm người có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não.

3. Bệnh động mạch ngoại biên

Động mạch ngoại vi là hệ thống phức tạp gồm rất nhiều động mạch vừa và nhỏ. Nó có nhiệm vụ đưa máu từ tim đi nuôi những cơ quan khác trong cơ thể, nhất là tứ chi. Động mạch bao gồm 3 lớp: lớp áo ngoài, lớp nội mạc và lớp áo giữa.

Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra khi xuất hiện các mảng bám tích tụ trong các động mạch mang máu đến não, các cơ quan và các chi. Các mảng bám này được tạo thành từ nhiều yếu tố như chất béo, cholesterol, canxi, mô sợi, và các chất khác trong máu.

Bệnh động mạch ngoại biên có hai thể bệnh phổ biến nhất gồm bệnh Buerger và bệnh xơ vữa động mạch. Bệnh Buerger xảy ra ở những người trẻ, dưới 40 tuổi bị nghiện thuốc lá nặng. Khi bị mặc bệnh này bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ phần chi dưới với tỉ lên lên đến 95% sau 5 năm mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu từ bỏ được thuốc lá sớm thì bệnh tình sẽ tốt lên nhiều.

Bệnh xơ vữa động mạch thường xảy ra ở những người bị cao huyết áp và bị rối loạn chuyển hóa mỡ. Bệnh này xảy ra do xuất hiện những mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch ở lớp nội mạc dẫ tới thiếu máu ngoại vi.

Những triệu chứng ban đầu của bệnh thường khá mơ hồ. Bệnh sẽ bắt đầu bằng tình trạng đi lặc cách hồi. Tức là bệnh nhân chỉ đi một đoạn khoảng vài trăm mét sẽ thấy đau nhói sau bắp chân, và sau khi ngồi nghỉ 5-10 phút, bệnh nhân có thể đi lại bình thường. Nếu như các cơn đầu xuất hiện với tần suất ngày một tăng, thậm chí đau ngay cả khi không hoạt động và xuất hiện những vết loét, hoại tử ở chi thì khi đó bệnh tình đã rất nguy hiểm.

Để phòng ngừa bệnh, bạn cần tránh xa thuốc lá, đặc biệt là những gia đình có người bị bệnh Buerger. Cố gắng phát hiện sớm và điều trị tốt tình trạng xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường và béo phì.

4. Bệnh van tim hậu thấp tim

Các bệnh tim mạch thường gặp: Hiểu rõ để điều trị đúng cách - Ảnh 2.

Bệnh van tim thấp là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm (Nguồn: internet).

Bệnh van tim thấp thường xảy ra ở những vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm như Việt Nam. Bệnh này xảy ra do bị nhiễm vi trùng Streptococus beta Hemolytique, dẫn tới cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể chống lại loại vi trùng này. Tuy nhiên, loại vi trùng này lại có cấu trúc gần giống với cấu trúc của mô khớp và van tim. Bởi vậy, khi kháng thể tấn công vi trùng cũng tấn công luôn cả các mô khớp và van tim, khiến khớp bị sưng, và van tim bị biến dạng gây ra hẹp hở van tim.

Bệnh này thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ. Để điều trị bệnh lý này khá phức tạp và tốn kém vì van tim đã bị tổn thương. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách cải thiện môi trường sống, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cần điều trị triệt để các bệnh viêm mũi viêm xoang. Nếu đã bị thấp tim thì cần sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm vi trùng Streptococus beta hemolytique.

5. Bệnh tim bẩm sinh

Theo thống kê, bệnh tim bẩm sinh, tính đến nay, là bệnh lý hay gặp nhất. Bệnh lý này thường có các triệu chứng ban đầu như khó thở, hay bị viêm phổi, người tím tái, và đứa trẻ thường bị suy dinh dưỡng nặng.

Các bệnh tim mạch thường gặp: Hiểu rõ để điều trị đúng cách - Ảnh 3.

Cha mẹ chính là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ (Nguồn: internet).

Để phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh, cha mẹ cần phải có sức khỏe tốt, không nên sinh con khi đã lớn tuổi, trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, người mẹ cần tránh xa các hóa chất độc hại, X-quang, và tránh để bị nhiễm bệnh rubeon.

6. Phình động mạch chủ bóc tách

Phình động mạch chủ bóc tách, đặc biệt là phình động mạch chủ ngực, là biến chứng rất nguy hiểm của phình động mạch chủ. Nguyên nhân gây ra là bởi bị xơ vữa động mạch. Theo đó, những bệnh nhân bị bệnh ở vùng yếu của thành động mạch chủ như quai động mạch chủ ngực, phần dưới động mạch thận của động mạch chủ bụng sẽ phình ra, từ đó tạo ra cục máu đông gây tắc lòng động mạch, hoặc tạo sự bóc tách làm thành hai luông thông, có thể dẫn tới vỡ túi phình và gây tử vong.

Để điều trị căn bệnh này chỉ có thể dùng phương pháp mổ thay quai động mạch chủ. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công cũng chỉ trong khoảng 40-50%.

7. Bệnh viêm cơ tim

Bệnh viêm cơ tim xảy ra do khi cơ thể bị mệt mỏi, các loại siêu vi trùng, nhất là siêu vi trùng Coxacki xâm nhập và cơ thể và tấn công lên cơ tim. Ngoài ra, bệnh này có thể do hóa chất, sự gia tăng của các  hoóc-môn tuyến giáp. Bệnh lý này có thể gây ra tình trạng suy tim, đột tử nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Để phòng ngừa, cần giữ cho cơ thể khỏe mạnh, không nên làm việc quá sức, không được để nhiễm các loại hóa chất độc hại. Nếu bị bướu cổ cường giáp với nồng độ hoóc-môn tuyến giáp cao thì cần phải điều trị triệt để.

Theo Suckhoedoisong

Tác giả: DNA