Các bệnh đau họng thường gặp và cách phòng bệnh cực đơn giản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Các bệnh đau họng thường gặp và cách phòng bệnh cực đơn giản
Đau họng là bệnh lý phổ biến, nó cản trở các hoạt động sinh hoạt như giao tiếp hay ăn uống. Hiểu rõ về bệnh đau họng sẽ giúp bạn có những biện pháp phòng tránh bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

Họng là bộ phận tiếp xúc với các tác nhân như không khí, thực phẩm nên tương đối dễ bị tổn thương cần được chăm sóc. Dưới đây là 5 bệnh đau họng thường gặp và cách phòng tránh bệnh:

1. Viêm họng

Là bệnh lí cơ bản nhất của đường họng bởi sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm. Viêm họng có hai loại là cấp tính và mãn tính. Bệnh cần được điều trị kịp thời để không dẫn đến các biến chứng không mong muốn.

Viêm họng cấp tính xuất hiện ở trẻ em lẫn người lớn và thường diễn ra mạnh mẽ lúc chuyển mùa, mùa đông. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc cùng với bệnh lây nhiễm như cúm, sởi hay viêm xoang viêm mũi. Triệu chứng viêm họng được biểu hiện khi cảm giác đau rát vùng họng đặc biệt khi nuốt, sốt trên 38 độ, đau đầu, rã rời tay chân, ớn lạnh và kèm những cơn ho, họng có đờm nhầy.

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm họng cấp không được điều trị triệt để, bệnh xuất hiện do tiếp xúc với khói bụi và các chứng viêm mũi, amidan mãn tính.

Ảnh 1.

Ảnh:Khoahocdoisong

Bệnh cản trở giao tiếp, giọng nói khàn đặc, đau rát ngứa họng, khó khăn khi nuốt và càng ban đêm càng ho nhiều, lượng đờm nhầy nhiều hơn cấp tính.

Để phòng tránh bệnh chúng ta nên cải thiện bữa ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao khả năng miễn dịch. Khi thời tiết thay đổi nên giữ ấm cơ thể tốt và cần điều trị các bệnh viêm xoang, mũi, amidan dứt điểm.

Bên cạnh đó nên hạn chế các thực phẩm có hại như đồ uống có cồn, đồ lạnh, thuốc lá.

2. Viêm Amidan

Tương tự như viêm họng viêm amidan cũng có 2 loại là cấp tính và mãn tính.

Bệnh cấp tính thường do sự tấn công amidan của virus, với các triệu chứng lạnh người rét run, sốt, bỏ bữa, táo bón và nước tiểu ít. Cơn đau rát từ họng cho tới bộ phận quanh amidan nhói lên tai, khi ho và nuốt cơn đau càng rõ rệt. Dịch đờm nhầy làm giọng nón khàn đặc kèm nghẹt mũi.

Amidan mãn tính cũng có những biểu tương tự cấp tính nhưng kèm da xanh, nhợt nhạt, gầy yếu và sốt cao khi trời tối, hơi thở có mùi nặng, ngáy to khò khè khi ngủ. Bệnh là hệ luỵ sự viêm nhiễm lặp đi lặp lại, khi cấp tính không được điều trị triệt để, không đủ liều thuốc để cắt cơn.

Biện pháp phòng tránh bệnh khi vào mùa lạnh cần được chú trọng hơn, nên điều trị dứt điểm khi mắc bất kì loại viêm bệnh lí nào. Cần nâng cao ý thức luyện tập thể chất và ăn uống hợp lí, có thể sử dụng các thuốc và thực phẩm chức năng bổ trợ. Giữ gìn môi trường sống xung quanh quang đãng trong sạch để bảo vệ hệ hô hấp.

Ảnh 2.

Ảnh:kenh14

3. Viêm VA

Bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ (hiếm gặp người trưởng thành) tại một bộ phận VA trong vòm họng.

Viêm nhiễm cấp tính gây xuất tiết và mủ trong VA. Bệnh nhân sẽ sốt vài ngày trên 38 độ C. Trẻ nhỏ thường quấy khóc, biếng ăn nôn trớ, dịch mũi chuyển màu vàng xanh.

Còn mãn tính là quá trình xơ hoá sau viêm cấp tính, bệnh gây ho, sốt, nghẹt mũi chảy mũi nhiều. Cơ địa trẻ trở nên còi cọc, không ngon miệng, nước da trắng bệch.

Trẻ em cần được chăm sóc chu đáo là bệnh pháp cần thiết. Nên giữ ấm cho trẻ và đưa đến cơ sở nhanh chóng khi mới xuất hiện triệu chứng, tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh. Các ông bố bà mẹ cần nâng cao chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường miễn dịch cho trẻ.

4. Viêm họng hạt

Đây là bệnh khi lympho và amidan phì đại, kích ứng, phát triển thành dạng hạt có thể quan sát bằng mắt thường. Các triệu chứng thường gặp là ngứa nóng họng, khạc nhổ kèm ho. Có thể buồn nôn và tiếng nói khàn nhẹ.

Nếu muốn không mắc phải thì bạn nên từ bỏ thuốc lá, hít thở không khí trong lành, nên mang khẩu trang khi tham gia giao thông, vệ sinh răng miệng sau khi ăn kĩ lưỡng.

Ảnh 3.

Ảnh:thanhnien

5. Ung thư vòm họng

Bệnh nằm trong 4 loại ung thư thường gặp nhất ở con người, đây là bệnh lí ác tính của vòm họng. Bệnh phát triển kín và thường bị lẫn lộn với các bệnh viêm vòm họng khác nên phát hiện muộn khó chữa trị.

Các biểu hiện của bệnh thường là đau vùng liên đới tai mũi, cả hai đều bị xuất huyết hoặc mũ. Hạch cổ xuất hiện, ù tai hoa mắt thị lực giảm, sốt và sụt cân nặng.

Cách phòng tránh bệnh có liên quan đến thói quen xấu sử dụng rượu bia thuốc lá và ăn các thực phẩm lên men chua không đảm bảo. Ngoài tập thể dục thể thao chúng ta nên làm việc mới mức độ hợp lí, để giữ gìn sức khoẻ. Khi có các triệu chứng bất kì hãy kiểm tra tại khoa tai mũi họng để nội soi phát hiện sớm mầm bệnh.

Tất cả những bệnh lí nói trên đều cần được thăm khám và điều trị triệt để tại cơ sở y tế, vì vậy hãy nâng cao nhận thức về sức khoẻ của bản thân, không tự ý chữa trị và sử dụng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Tác giả: Huyền Trang