Các bài tập giảm đau ung thư xương hiệu quả

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Các bài tập giảm đau ung thư xương hiệu quả
Trong quá trình điều trị ung thư xương, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân nên thường xuyên luyện tập các bài tập giảm đau ung thư xương để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị.

1. Tác dụng của các bài tập giảm đau ung thư xương

Các bài tập giảm đau ung thư xương có nhiều tác dụng khác nhau khi được ứng dụng trên bệnh nhân, có thể kể đến như:

- Làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, ngăn ngừa tình trạng yếu cơ diễn ra trong quá trình điều trị bệnh.

- Làm bệnh nhân cảm thấy tinh thần thoải mái hơn, lạc quan hơn và có nhiều động lực hơn vào cuộc sống trong quá trình điều trị.

- Giảm bớt đau đớn do ung thư gây ra trên bệnh nhân. Tăng lưu thông tuần hoàn thúc đẩy hoạt động trao đổi chất ở bệnh nhân, tăng cường khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn.

2. Một số bài tập giảm đau ung thư xương

Bài tập 1

Khi thực hiện bài tập giảm đau ung thư xương này, bệnh nhân ngồi ở tư thế ngay ngắn trên ghế hoặc đứng. Sau đó bệnh nhân đan hai tay vào nhau và đặt sau đầu. Cố gắng cúi gập đầu về phía trước, hai tay ép xuống. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây thì trở về tư thế ban đầu. Sau đó bệnh nhân lặp lại động tác.

Bài tập 2

Bệnh nhân tạo tư thế ngồi ngay ngắn trên ghế khi thực hiện bài tập giảm đau ung thư xương này, đẻ hai đùi song song với mặt đất, cẳng chân vuông góc với đùi. Sau đó bệnh nhân dùng tay trái của mình đặt lên đầu gối phải, tay phải vòng về sau lưng đặt ngang vùng eo. Dùng sức xoay người sang bên phải từ từ, giữa nguyên tư thế khoảng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

Sau khi thực hiện động tác của bài tập giảm đau ung thư xương này với bên phải, bệnh nhân làm tương tự với bên trái.

Bài tập 3

Để thực hiện bài tập giảm đau ung thư xương này, bệnh nhân ngồi ngay ngắn trên ghế có tựa lưng, hai đùi để sát nhau sau đó từ từ gập hai đùi về phía thân mình. Giữ nguyên tư thế sau khoảng 3 đến 5 giây rồi hạ về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác từ 3 đến 5 lần mỗi lượt tập.

Bài tập 4

Bệnh nhân ngồi trên ghế có tựa khi thực hiện bài tập này. Sau đó duỗi thẳng chân và nâng hai chân khỏi mặt đất, dùng sức gập bàn chân về phía cẳng chân và gấp các ngón chân về phía lòng bàn chân. Giữ nguyên tư thế trong khoảng vài giây rồi thả lỏng về vị trí ban đầu.

Bài tập 5

Bệnh nhân đứng thẳng trên nền nhà, sau đó đứng bằng một chân, chân còn lại chạm đất bằng mũi bàn chân. Khi thực hiện bài tập giảm đau ung thư xương này, bệnh nhân vừa kết hợp giữa giữ thăng bằng với động tác xoay cổ chân.

Bài tập 6

Để thực hiện bài tập giảm đau ung thư xương này, bệnh nhân đan hai tay vào nhau, Sau đó xoay cổ tay sao cho lòng bàn tay hướng ra phía ngoài rồi duỗi thẳng tay ra. Giữ nguyên tư thế khoảng 5 giây rồi thả lỏng về vị trí ban đầu.

Bài tập 7

Bệnh nhân thực hiện bài tập này bằng cách duỗi thẳng tay trái, sau đó gập bàn tay sao cho tạo thành góc vuông với cẳng tay (những bệnh nhân cảm thấy đau và không thể tạo thành tư thế góc vuông không được gượng ép thực hiện). Sau đó bệnh nhân dùng ngón cái tay phải ấn lên cổ thay tay trái, các ngón còn lại của bàn tay phải nắm lấy ngón cái của tay trái.

Giữ nguyên tư thế trên khoảng vài giây rồi đổi bên thực hiện bài tập giảm đau ung thư xương với các bước tương tự.

3. Một số lưu ý khi bệnh nhân ung thư luyện tập các bài thể giảm đau ung thư xương

- Khi luyện tập các bài tập giảm đau ung thư xương, người bệnh cần kiên trì thực hiện lâu dài mới có thể đem lại hiệu quả. Tốt nhất người bệnh không nên luyện tập một mình mà nên luyện tập cùng với bạn bè hoặc người thân để có thể đỡ buồn tẻ, tránh nản chí.

- Không nên luyện tập các bài tập giảm đau ung thư xương với cường độ cao, động tác khó ngay từ đầu khi mới luyện tập vì cơ thể không thể đáp ứng với cường độ vận động như vậy ngay lập tức. Hãy tăng cường độ và độ khó của các động tác từ từ trong quá trình luyện tập sẽ tránh được hiện tượng đau nhức cơ thể sau khi luyện tập.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Đau xương cụt: Đau xương cụt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị?

Có thể thấy các bài tập giả đau ung thư xương có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do vậy, bệnh nhân nên kiên trì thực hiện luyện tập thế dục thể thao mỗi ngày để khỏe mạnh hơn.


Tác giả: QN