Cá rất tốt nhưng nên tránh ăn 6 loại cá này nếu không muốn bị nhiễm độc

Cá rất tốt nhưng nên tránh ăn 6 loại cá này nếu không muốn bị nhiễm độc
Cá là loài động vật tốt cho sức khỏe với nhiều chất dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, không phải loài cá nào cũng bổ dưỡng như nhau. Thực tế có một số loại cá nhiễm độc hoặc chứa thủy ngân, chì và các chất độc hại khác trong quá trình chế biến.

Cá nhiễm độc có thể gây ra một số hệ lụy sức khỏe cho người ăn phải, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm, xuất huyết tiêu hóa hoặc nguy hiểm hơn là làm gia tăng nguy cơ gây bệnh ung thư.

Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người. Nguồn đạm dồi dào với đủ các axit amin cần thiết, trong đó hàm lượng lysin, methionin, tryptophan… cần thiết cho cơ thể lại cao hơn các loài thịt động vật trên cạn.

Ngoài ra, nguồn omega 3 và vitamin thiết yếu góp phần giúp làn da mịn màng, não bộ phát triển và khung xương chắc khỏe. Ngoài ra chúng có tác dụng giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và có lợi cho thai nhi trong bụng mẹ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Một số dị tật thai nhi nguy hiểm để hiểu rõ hơn.

Tuy nhiên không phải loại cá nào cũng bổ dưỡng như nhau, nhiều loại cá nhiễm độc do sống ở vùng địa lý khác nhau, cá nhiễm độc chì, thủy ngân hoặc tẩm ướp nhiều hóa chất độc hại.

6 loại cá nhiễm độc nên tránh ăn

1. Cá nuôi tăng trọng

Có tới 90% các loại cá bán ở chợ, siêu thị đều được nuôi “công nghiệp”, có nghĩa là sử dụng những loại thức ăn để vỗ béo, cá sinh trưởng nhanh để phục vụ đủ lượng cung hằng ngày của chúng ta.

Tuy vậy, có một số loài cá nuôi một cách quá đà, ăn nhiều chất tăng trọng dẫn tới hình thành các cục mỡ cá dày. Cá nuôi có thể ô nhiễm nhiều hơn từ các hóa chất công nghiệp độc hại, chẳng hạn như PBC (polychlorinated biphenyls) và dioxin. Chúng thường được nuôi trong tình trạng đông đúc và chứa nhiều vi khuẩn, thuốc kháng sinh… và có nguy cơ tích tụ kim loại nặng.

Cá nhiễm độc Ảnh 3

Cá nhiễm độc do nuôi quá nhiều thực phẩm tăng trọng (Ảnh: Internet)

Nhiều người cho rằng mua được cá to, cá béo là tốt nhất nhưng thực tế không phải vậy. Do đó, nên chọn những loại cá có độ lớn chuẩn theo thang sinh trưởng, không thể đòi hỏi 1 con cá chép lại nặng tới 3 kg được hay 1 con cá diếc nặng tới 1 kg trong khi đó trọng lượng trung bình chỉ khoảng 300 gram.

2. Cá sống

Những món cá sống như gỏi, sashimi nhìn rất hấp dẫn cho người thưởng thức nhưng sẽ không tốt cho sức khỏe. Đối với người bị đau dạ dày, lớp niêm mạc thường mỏng hơn người bình thường. Khi ăn cá sống, những con vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ có cơ mội “mon men” vào bên trong cơ thể, trú ngụ lâu dài và mang tới những căn bệnh không hề mong muốn.

Hơn nữa, không phải loài cá nào sống cũng có thể làm gỏi hay sashimi. Chúng ta phải xem xét nguồn gốc, cách nuôi giống có đủ tiêu chuẩn hay không. Kể cả những loài cá gắn mác “nhà nuôi” nhưng chính người nuôi cũng không rõ cá nhà mình đã ăn phải tạp chất gì, có bị nhiễm độc nước hay không. Tốt hơn hết, chúng ta cứ ăn chín uống sôi để giữ an toàn.

Cá nhiễm độc Ảnh 2

Nguy cơ ăn phải cá nhiễm độc trong món gỏi cá sống - Ảnh: Internet

3. Cá biển lớn

Đối với một số người, cá biển được đánh bắt xa bờ là những giống loài quý hiếm, đặc biệt là những giống cá rất to, sống lâu năm. Nhưng nên nhớ, giống cá này ở ngoài biển thường ăn tạp tất cả loài bé hơn nó, không ngoại trừ những con sinh vật có nọc độc, các loài sứa, bạch tuộc, mực chứa kim loại nặng như thủy ngân. Điều này hoàn toàn nguy hiểm khi con người không thể chịu đựng được mức độ độc tố lớn như vậy. Do đó, bạn nên tránh tiêu thụ chúng hết mức có thể.

4. Cá nướng tẩm ướp

Thực phẩm nào tẩm ướp cũng đều có đặc điểm chung là độ mặn cực kỳ cao để bảo quản, nhất là các loại cá. Việc đem về chiên rán đã sinh ra chất độc hại rồi, lớp muối bảo quản lại làm tăng lượng muối hấp thụ của cơ thể. Trong đó có thể kể đến hydrocacbon thơm đa vòng, độc hơn hút 250 điếu thuốc lá. Các loài cá nướng, hun khói, tẩm ướp nên hạn chế hết mức có thể.

5. Cá có mùi lạ

Khi nghi ngờ cá bị ươn, tuyệt đối không nên cố gắng chế biến. Nếu có mùi lạ như mùi dầu hỏa thì có khả năng cá nhiễm độc từ nguồn nước chứa chất phenol. Nguồn nước bẩn này bị ô nhiễm từ các nhà máy thải ra, cá sẽ vô tình ăn phải và tích tụ độc tố.

Ngoài ra, cần hết sức lưu ý cá bán ở ngoài chợ, một số tiểu thương sẽ bỏ thêm vào nước độc tố formaldehyde để giúp cho cá bơi nhanh hơn, người mua sẽ hiểu nhầm là cá khỏe mạnh, còn tươi. Nếu tiếp xúc với chất formaldehyde này lâu dài, nguy cơ ung thư nội tạng là rất cao.

Cá nhiễm độc Ảnh 1

Cá nhiễm độc thường có mùi lạ hoặc có mùi như mùi dầu hỏa - Ảnh: Internet

6. Cá da trơn

Cá da trơn như basa, trê, tra, lăng là những loại cá nên hạn chế ăn nhiều là do trong loại cá này có chứa một vài hóc môn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bởi vì thông thường bản thân cá da trơn có kích thước khá to, dễ nuôi. Các loại cá này cũng được xếp vào nhóm cá nhiễm độc hoặc có tỷ lệ nhiễm độc cao.

Vì thế, người nuôi cá thường cho ăn nhiều để tăng kích thước của chúng nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Do đó người tiêu dùng nên mua những con cá da trơn có kích thước vừa phải thì sẽ ăn ngon và an toàn hơn.


Tác giả: Minh Ngọc