Bướu sợi tuyến vú là bệnh lý thường gặp ở chị em phụ nữ nhóm dưới 30 tuổi.
Biểu hiện thường gặp của bệnh là khi sờ nắn thấy các khối u cục bên trong vú và có cảm giác hơi đau nhẹ, triệu chứng này trở nên rõ rệt hơn khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt.
Bướu sợi tuyến vú là dạng bệnh tuyến vú lành tính chiếm tỷ lệ khoảng 25% trong số những bệnh lý tuyến vú thường gặp. Bệnh này được phát hiện nhiều ở những phụ nữ trẻ tuổi và có lượng hormone trong cơ thể không ổn định, hoặc ở những người đang sử sụng thuốc bổ sung hormone estrogen vào cơ thể.
Bệnh này ít gây đau đớn hoặc có những biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, người bệnh thường phát hiện ra khi đưa tay lên sờ nắn hoặc đi siêu âm. Về đặc điểm, Khối u sợi tuyến vú có hình dáng tròn hoặc dài, trơn, có thể di chuyển và có viền rõ.
Khối u bướu sợi tuyến vú được xem là một bệnh lành tính và không nguy hiểm là do khối u này chỉ khu trú trong mô vú chứ không lây lan như tế bào gây ung thư vú. Bệnh cũng ít gây ra khó chịu cho bệnh nhân, chính vì thế mà nhiều người bệnh chủ quan không làm những thăm khám định kỳ để phát hiện những biểu hiện bất thường của bệnh.
Tỷ lệ chuyển đổi thành u bướu ác tính của bệnh bướu sợi tuyến vú thấp nhưng không có nghĩa là không có, vì vậy mà những người có khối u sợi thì vẫn nằm trong nhóm nguy cơ mắc ung thư vú.
Dưới đây là một số lưu ý về tình trạng nguy hiểm hay không của việc để lâu khối bướu sợi tuyến vú trong cơ thể:
- Với những khối u có kích thước nhỏ, khoảng dưới 2cm thì bệnh nhân sẽ chỉ phải theo dõi tình trạng phát triển của khối u định kỳ mà không cần phải làm các biện pháp can thiệp y tế khác. Trong trường hợp bạn cảm thấy khối u vướng víu và gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày thì vẫn có thể thực hiện phẫu thuật.
Khối bướu sợi tuyến vú nếu phát triển kích cỡ quá nhanh người bệnh sẽ cần chọc sinh thiết để loại bỏ nguy cơ ung thư vú (Ảnh: Internet)
Việc theo dõi định kỳ được các chuyên gia khuyến cáo là nên thực hiện khoảng 6 tháng/1 lần. Kích thước khối u tăng lên thì bạn cần làm thêm một số chẩn đoán khác như chụp nhũ ảnh hay sinh thiết để xác định tình trạng của bệnh.
- Với những khối u có kích thước lớn: bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ khối bướu sợi tuyến vú. Phương pháp này giúp loại bỏ triệt để khối u ra khỏi cơ thể nhưng nếu như nguyên nhân gây phát triển khối u chưa được tìm thấy thì việc cắt bỏ không phải là phương pháp có thể giúp bệnh không tái phát.
Ở một vài ca bệnh, khối u quá lớn và không thể làm phẫu thuật cắt bỏ, hơn nữa các khối u này vẫn tiếp tục phát triển với kích thước lớn hơn gây ra mất thẩm mỹ cho bệnh nhân với những biến chứng đau đớn hơn, ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân hơn.
Việc phẫu thuật khối u kích thước lớn khó khăn hơn và để lại sẹo mất thẩm mỹ cho người bệnh (Ảnh: Internet)
Vì vậy mà việc người bệnh để khối bướu sợi tuyến vú lâu, không đi khám bệnh hoặc chủ quan không quan tâm tới sự xuất hiện của các khối u này có thể dẫn đến việc chẩn đoán sai bệnh, không nắm được sự phát triển của cục u có gì bất thường hay không sẽ vô tình gây ra những hậu quả nặng nề, có thể kể đến như biến chứng ung thư vú.
Ngoài ra việc để khối u sợi lâu trong có thể cũng gây ra tâm lý hoang mang, người bệnh tự làm bản thân bị stress thâm, đồng thời ảnh hưởng đến sự hình thành thêm và tiến triển của các khối khác.
Theo các chuyên gia cho biết thì nguyên nhân gây ra bướu sợi tuyến vú là việc hormone trong cơ thể bị thay đổi, xảy ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Vì thế để ngăn chặn sự hình thành của bệnh này bạn có thể áp dụng các phương pháp hạn chế đi sự biến đổi của các hormone nữ như estrogen và progessterol.
Dưới đây là một số cách giúp bạn hạn chế được sự thay đổi hormone trong cơ thể:
- Phương pháp ăn uống
Chị em nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào bất thường (Ảnh: Internet)
Chị em nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại rau xanh có chất chống oxy cao và trái cây tươi để bổ sung những khoáng chất, vitamin có lợi cho cơ thể. Những loại thực phẩm như ngũ cốc không chỉ có vai trò cung cấp tinh bột hay chất xơ cho cơ thể mà còn giúp bạn bổ sung một lượng lớn các vitamin có lợi và khoáng chất cần thiết như: satw, kẽm hay canxi,..
- Phương pháp vận động
Việc ngồi một chỗ với thời gian khoảng 6 tiếng trong một ngày không chỉ làm bạn có nguy cơ gặp các vấn đề về xương khớp và tiêu hóa mà còn làm gia tăng nguy cơ hình thành các khối u trong cơ thể, đặc biệt là sự chuyển hóa từ khối u lành tính thành khối u ác tính.
Vì vậy mà bạn hãy đứng lên và vận động nhẹ nhàng bất cứ lúc nào nhé. Ngoài ra thì hãy duy trì thói quen vận động, tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể dẻo dai hơn và phòng chống những bệnh lý nguy hiểm khác.
Ngoài các biện pháp trên bạn cũng cần hạn chế sử dụng những loại thuốc hormone, trong trường hợp cần thiết hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ dẫn sử dụng đúng liều lượng và không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.