Bung nút nhầy là gì? Mẹ bầu cần biết gì về hiện tượng bung nút nhầy?

Bung nút nhầy là gì? Mẹ bầu cần biết gì về hiện tượng bung nút nhầy?
Chất nhầy ở tử cung đóng vai trò quan trọng đối với việc giữ an toàn cho bào thai khỏi nhiễm khuẩn cũng như giúp thúc đẩy quá trình chuyển dạ của mẹ bầu diễn ra thuận lợi hơn. Vậy bung nút nhầy là gì? Hiện tượng này có nguy hiểm không?

Khi phụ nữ mang thai, có rất nhiều vấn đề mẹ bầu cần tìm hiểu và quan tâm, trong đó có bong nút nhầy. Vậy bung nút nhầy là gì? Bà bầu cần quan tâm những vấn đề gì xoay quanh tình trạng này?

1. Chất nhầy ở tử cung là gì?

Chất nhầy ở tử cung thực ra là ống chất nhầy nằm ở cổ tử cung với tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và tập hợp các niêm mạc tử cung dày lên để tạo thành một nút bảo vệ hiệu quả.

Trong khi đó, chất nhầy này được tạo ra trong quá trình rụng trứng với mục đích giúp tinh tình trung đi qua cổ tử cung và điều này tạo ra môi trường lý tưởng để cho quá trình thụ tinh với trứng diễn ra.

Sau khi thụ tinh, chất nhầy này có tác dụng tương tự như nút đóng ở cổ tử cung với tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi vi khuẩn xâm nhập.

2. Bung nút nhầy là gì?

Thực tế, chất nhầy cổ tử cung khi phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố tiêu biểu có liên quan đến thai kỳ của bà bầu. Nhờ hormone progesterone mà chất nhầy đặc lại và liên tục tiết ra trong suốt thời kỳ phụ nữ mang thai.

Bung nút nhầy là gì? Mẹ bầu cần biết gì về hiện tượng bung nút nhầy? - Ảnh 2.

Bung nút nhầy là gì - Ảnh pinterest

Đọc thêm:

Thiếu nước ối: Tất tần tật những thông tin về thiếu nước ối mà mẹ bầu cần biết

Nguyên nhân đau lưng khi mang thai tháng cuối ở bà bầu, tình trạng này có nguy hiểm không?

Chất nhầy lỏng dính, dày đặc này có các kháng thể có tác dụng bảo vệ thai nhi đang phát triển khỏi các vi khuẩn, virus cũng như các tác nhân gây bệnh khác.

Hiện tượng nút này sẽ bong ra, sau đó thoát qua âm đạo của người mẹ trước khi dạ con bắt đầu co thắt. Vì vậy, nếu không có nút nhầy thì việc duy trì được thai kỳ ở bà bầu diễn ra rất khó khăn, thậm chí là không thể duy trì thai kỳ.

Trong khi đó, quá trình mang thai của người phụ nữ thì âm đạo cũng thường tiết ra dịch màu trắng, không có mùi như lòng trắng trứng gà. Tuy nhiên, khác với các dịch âm đạo này thì nút nhầy thường sẽ đặc hơn, có hình dáng như thạch và còn kèm theo có lẫn một chút máu đỏ tươi.

Đặc điểm, nút nhầy được hình thành từ dịch tiết của cổ tử cung và có độ đặc sệt. Do đó, thỉnh thoảng chất nhầy sẽ có màu trong suốt hoặc có nhuốm một chút máu đỏ tươi, có màu hơi nâu, màu kem hoặc cũng có thể có màu kem, đặc và dính.

Dịch nhầy còn có thể chảy ra nhiều cùng lúc, cũng có thể liên tục hoặc ra từng chút một trong vài ngày sau đó mới dứt hẳn mà không có mùi hay mùi gì.

Trường hợp bà bầu sắp chuyển dạ, lúc này cổ tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra, điều này đồng nghĩa với việc có thể mở hoàn toàn để cho em bé chui ra bên ngoài.

Chính sự giãn này sẽ làm rách các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung và khiến cho chất nhầy bị nhuốm máu khi thoát ra ngoài âm đạo. Đây chính là hiện tượng bong nút nhầy hay còn gọi là bung nút nhầy.

Vì vậy, các trường hợp có lẫn một chút máu trong dịch nhầy hoàn toàn là hiện tượng bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Thực tế, dịch nhầy ít khi chảy ra trừ các trường hợp bị vỡ ối. Do đó, chất nhầy có thể bị lẫn vào dịch ối và không còn trong suốt như lúc bình thường. Do đó, nếu mẹ bầu phát hiện chất nhầy này thoát qua âm đạo trong tháng cuối thai kỳ, điều này cho mẹ bầu biết quá trình chuyển dạ sắp bắt đầu.

Đồng thời, đây còn là dấu hiệu cho biết mẹ bầu sẵn sàng cho việc sinh nở, tuy nhiên vẫn chưa thể xác định được thời gian chính xác.

Bung nút nhầy là gì? Mẹ bầu cần biết gì về hiện tượng bung nút nhầy? - Ảnh 3.

Các trường hợp có lẫn một chút máu trong dịch nhầy hoàn toàn là hiện tượng bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng - Ảnh medicalnewstoday

Hiện tượng này xuất hiện khiến dịch tiết âm đạo ra khá nhiều, đặc biệt ở các tuần cuối thai kỳ. Ngoài dịch âm đạo tiết ra nhiều, mẹ bầu còn có thể xuất hiện một số cảm giác đau dai dẳng ở vùng bụng dưới khi chất nhầy chảy ra.

Bác sĩ Adeeti Gupta, người sáng lập Trung tâm y tế Walk In GYN Care tại New York tại Mỹ còn cho biết thêm rằng: "Thay đổi hormone sẽ khiến tử cung mềm ra, điều này dẫn tới việc giải phóng chất nhầy trong cơ thể bà bầu. Chính chất nhầy này sẽ giúp cho em bé dễ dàng đi qua tử cung hơn".

3. Khi nào cần tìm tới bác sĩ?

Tình trạng bị bong nút nhầy đa số đều không có hại đối với bà bầu. Tuy nhiên, đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một người có nguy cơ chuyển dạ sinh non nếu tình trạng này xảy ra trước 37 tuần.

Vì vậy, đối với một số trường hợp cần tìm tới bác sĩ để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời khi dịch nhầy có máu xuất hiện trước khi thai kỳ đủ tháng. Tìm đến bác sĩ khi xuất hiện kèm theo:

- Mang thai bị chảy máu đột ngột, đặc biệt khi xuất hiện cơn đau tử cung dữ dội.

- Sốt cao.

- Cảm thấy em bé ngừng cử động hoặc cử động ít hơn.

Cần lập tức tìm đến bác sĩ khi:

- Phụ nữ mang thai chảy nhiều chất lỏng từ âm đạo, đây là dấu hiệu cho thấy màng ối đã vỡ, cảnh báo sắp chuyển dạ.

- Khi bà bầu có các triệu chứng chuyển dạ khác.

- Sản phụ có nguy cơ chuyển dạ sinh non, hoặc bác sĩ đã chỉ định gọi ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ.

- Khi không chắc về tình trạng bong nút nhầy hay không cũng nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra.

Bung nút nhầy là gì? Mẹ bầu cần biết gì về hiện tượng bung nút nhầy? - Ảnh 4.

Cảm thấy em bé ngừng cử động hoặc cử động ít hơn cần nhanh chóng tối bệnh viện kiểm tra - Ảnh heart

Mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm: Theo dõi cử động của em bé trong bụng mẹ: Thai bao nhiêu tuần thì đạp?

4. Dịch nhầy mẹ bầu và những điều cần lưu ý

Thực tế, dịch nhầy mẹ bầu không nguy hiểm và không gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, dịch nhầy ở mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Khi bà bầu bị chảy dịch, đây là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chảy dịch nhầy kèm theo các triệu chứng co thắt tử cung hoặc có ra máu kèm dịch nhầy thì nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất.

- Thông thường dịch nhầy sẽ xuất hiện tuy nhiên đây không có nghĩa là dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ. Dịch nhầy xuất hiện có thể cho biết thời gian chuyển dạ còn vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Chỉ khi mẹ bầu xuất hiện dịch nhầy kèm theo đó là các cơn đau, co thắt thường xuyên thì đây mới là dấu hiệu bị vỡ ối chứ không phải khi có dịch nhầy chảy ra.

- Khi dịch nhầy thoát ra ngoài, thai nhi vẫn sẽ được bảo vệ trong nước ối. Do đó ngay cả khi túi ối bị vỡ thì thai nhi vẫn an toàn. Dịch nhầy có tác dụng tạo ra một lớp bảo vệ khác nhưng ngay cả khi lớp bảo vệ này không còn thì mẹ bầu và thai nhi đều không gặp phải ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Các trường hợp dịch nhầy ở mẹ bầu tiết ra ngay trong những tháng đầu thai kỳ thì cần chú ý, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non ở bà bầu.

Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng mẹ bầu đã hiểu rõ bung nút nhầy là gì để có các biện pháp xử lý kịp thời khi hiện tượng này xảy ra mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/325872#what-is-it

2. https://www.healthline.com/health/pregnancy/losing-your-mucus-plug#labor-symptoms


Tác giả: Ngọc Lan