Bụi mịn trong không khí tàn phá sức khỏe con người như thế nào?

Bụi mịn trong không khí tàn phá sức khỏe con người như thế nào?
Chỉ số lượng không khí (AQI) ở thành phố Hồ Chí Minh những ngày qua đã vượt quá tiêu chuẩn gấp nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người dân nhận được khuyến cáo nên đeo khẩu trang che chắn kỹ khi ra đường.

Vào chiều ngày 30/12 Hệ thống Quan trắc không khí AirVisual quốc tế đưa ra chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở TP.HCM vượt ngưỡng lên đến 158. Thậm chí có thời điểm và địa điểm, chỉ số AQI còn vượt ngưỡng tím lên đến 206. 

Tình trạng ô nhiễm tiếp tục tăng rõ ràng khi bầu trời thành phố luôn trong trạng thái mờ mịt, các tòa nhà cao tầng bị che khuất không phải bởi mây mà bởi bụi mịn khiến người dân sống tại TP.HCM vô cùng lo lắng. 

Trước đó một tuần từ tuần cuối cùng của tháng 11, hệ thống đo của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng cho biết có đến 6/7 ngày chất lượng không khí ở mức kém. Các chỉ số AQI cũng đều ở mức cao, vượt ngưỡng cho phép.

Thực tế, bụi mịn trong không khí xuất hiện đã lâu nhưng với mức độ thấp, ảnh hưởng đến con người chưa đáng kể. Tuy nhiên thời gian gần đây mức độ bụi mịn và bụi siêu mịn ngày càng dày đặc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không chỉ gây các bệnh dị ứng, viêm da mà còn có thể gây ung thư da.

o-nhiem-khong-khi

Hệ thống Quan trắc không khí AirVisual quốc tế đưa ra chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở TP.HCM vượt ngưỡng

1. Bụi mịn trong không khí nguy hiểm như thế nào?

Những hạt bụi mịn vốn không thể nhìn bằng mắt thường, chỉ khi số lượng hạt dày đặc, bạn sẽ nhìn thấy bụi mịn trong không khí rõ ràng. Kích thước của bụi mịn nhỏ hơn 2,5µcm. Từ 40 - 50 hạt bụi mịn mới bằng kích thước một sợi tóc nên chỉ có thể nhìn thấy rõ loại bụi mịn trong không khí qua kính hiển vi điện tử.

Thực tế, bụi mịn xuất hiện từ nhiều nguyên nhân và đa số đều do con người tạo ra. Những hạt bụi mịn được tạo ra từ khí thải ô tô, nhà máy, nhiệt điện và các thiết bị máy móc có sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, xăng dầu, củi. Thậm chí, những hoạt động hàng ngày của con người như nấu ăn, chiên xào, rán, nướng, hút thuốc,... đều là những nguồn phát sinh ra bụi mịn trong không khí.

Kích thước của bụi mịn trong không khí rất nhỏ, bay lơ lửng nên dễ bị con người hít vào phổi. Trong khi đó, hệ hô hấp của con người có chức năng tự bảo vệ bằng các lông ở mũi, dịch nhầy đường hô hấp trên giúp giữ các hạt bụi khi chúng ta hít thở. Tuy nhiên, bụi mịn trong không khí lại có kích thước siêu nhỏ nên chúng dễ bị hít thẳng vào phổi mà không bị giữ lại bởi khoang mũi.

bui-min-trong-khong-khi-1

Bụi mịn dễ bị hít thẳng vào phổi vì siêu nhỏ nên làm tăng các vấn đề hô hấp, tim mạch,... - Ảnh minh họa

Bụi mịn trong không khí gây ra các vấn đề về sức khỏe như: tăng tần số khám cấp cứu và nhập viện bởi các vấn đề hô hấp, tim mạch, khó thở. Làm hen suyễn, các bệnh về phổi tiến triển nặng hơn. Ngoài ra còn gây bất lợi cho quá trình sinh đẻ của bà bầu như: con nhẹ cân, làm giảm sự phát triển ở phổi của trẻ. Thậm chí còn làm tăng tỷ lệ ung thư da và tử vong sớm.

2. Tác động của bụi mịn trong không khí đến cơ thể con người

Mức độ ảnh hưởng và tác động của bụi mịn trong không khí phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Đối với môi trường không khí ô nhiễm có thể gây những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng và xấu đến cơ thể con người.

Đối với người khỏe mạnh, sức để kháng tốt vẫn dễ gặp phải các triệu chứng kích ứng mắt, da, mũi và gây ảnh hưởng đến cổ họng như: ho, khạc đàm, tức ngực hoặc gây tình trạng khó thở. Tuy nhiên, các triệu chứng này nhanh chóng biến mất khi không khí được cải thiện, bụi mịn giảm thiểu hoặc không còn xuất hiện trong không khí.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2016 đã ước tính mức độ ô nhiễm không khí ở ngoài trời cả thành thị và nông thôn gây ra 4,2 triệu người tử vong sớm trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong này chủ yếu gặp phải do tiếp xúc với bụi mịn trong không khí gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp và ung thư.

Tiếp xúc với bụi mịn hàng ngày, theo thời gian dài sẽ làm gia tăng các vấn đề về tim, phổi, bệnh tật và tử vong đối với những người không phải tiếp xúc và hít phải bụi mịn trong không khí.

bui-min-trong-khong-khi

Tiếp xúc với bụi mịn trong không khí hàng ngày, lâu dài sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, phổi, ung thư da và làm gia tăng tỷ lệ tử vong - Ảnh minh họa

Thực tế cho thấy, khi bụi mịn giảm, các vấn đề bệnh xuất hiện trên cơ thể con người cũng sẽ giảm theo. Theo nghiên cứu đã chỉ ra, khi mức độ bụi mịn giảm 10ug m3 sẽ làm giảm tới 15% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở con người. Ngoài ra, ô nhiễm từ bụi mịn trong không khí vẫn có thể tác động đến sức khỏe của con người cho dù ở nồng độ thấp.

3. Phòng tránh bụi mịn

- Bảo vệ sức khỏe bằng cách ra ngoài đường đeo khẩu trang đúng tiêu chuẩn để bảo vệ khỏi bụi mịn trong không khí.

- Tập thể dục có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên phải lựa chọn địa điểm tập thể dục không khí thoáng mát, không bị ô nhiễm. Tránh các hoạt động mạnh khiến cơ thể phải hít thở nhanh hơn như đạp xe hay chạy bộ qua các khu vực có bụi mịn xuất hiện.

- Hạn chế tối đa quá trình di truyển trên đường cao tốc đông đúc, nơi chất lượng không khí chứa nhiều bụi mịn do các phương tiện giao thông ô tô, xe máy thải ra ngoài không khí.

- Cải thiện không khí bằng cách trồng nhiều cây xanh là biện pháp phòng tránh bụi mịn.

- Khi phải sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, luôn lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sử dụng khăn ướt và máy hút bụi có bộ lọc, sử dụng máy lọc không khí đúng tiêu chuẩn.

- Cải thiện môi trường sống, hạn chế các chất thải ra không khí khiến không khí xuất hiện nhiều bụi mịn như đốt than củi, đốt nhang.

- Ăn uống lành mạnh, các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như: trái cây, rau xanh để bảo vệ sức khỏe.

- Khi xuất hiện các dấu hiệu bị tác động bởi ô nhiễm do bụi mịn trong không khí như: khó thở, đau mắt, họng có cảm giác ngứa thì lập tức đến bệnh viện, gặp bác sĩ thăm khám. Đặc biệt tình trạng này càng được lưu ý đối với những người bị hen hoặc các bệnh về đường hô hấp mạn tính.

- Những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi bụi mịn như người già, phụ nữ mang thai, trẻ em hay những người bị mắc các bệnh lý về tim mạch, hô hấp cần phòng ngừa, hạn chế ra ngoài trời.

Thực tế bụi mịn không thể nhìn bằng mắt thường, do đó cần chủ động phòng tránh vì thụ động hít phải bụi mịn là điều dễ xảy ra. Muốn bảo vệ sức khỏe cần biết cách giữ gìn môi trường sạch sẽ, không khí trong lành bằng cách tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch, phòng chống cháy rừng, bảo vệ môi trường, trồng cây, không vứt rác, xác động vật bừa bãi.


Tác giả: Nắng Mai