Bụi mịn pm1.0 và pm2.5 là gì? Những tác hại "chết người" của bụi mịn pm1.0 và pm2.5

Bụi mịn pm1.0 và pm2.5 là gì? Những tác hại "chết người" của bụi mịn pm1.0 và pm2.5
Một trong những yếu tố khiến tình trạng ô nhiễm không khí thêm trầm trọng chính là sự xuất hiện của bụi mịn pm1.0 và pm2.5. Vậy bụi mịn pn1.0 và pm2.5 là gì? Chúng có tác hại gì tới sức khỏe?

Bụi mịn pm1.0 và pm2.5 là những "sát thủ vô hình" của sức khỏe con người. Sống trong môi trường ô nhiễm không khí có thể gây xuất hiện nhiều tình trạng sức khỏe nguy hiểm.

1. Bụi mịn pm1.0 và pm2.5 là gì?

1.1. Bụi mịn pm1.0 là gì?

Để hiểu được bụi mịn pm1.0 và pm2.5 là gì, cần phải hiểu định nghĩa về bụi. Theo đó, bụi là thuật ngữ dùng để chỉ những hạt vật chất siêu nhỏ lơ lửng trong không khí. Bụi có thể là hạt vô cơ, hạt hữu cơ ở thể lỏng hoặc thể rắn như phấn hoa, khói xe...

Bụi mịn pm1.0 là gì? Bụi mịn pm1.0 là loại bụi siêu nhỏ, chúng chỉ có kích thước từ 2.5 – 10 micron. Trong đó, kí hiệu pm là viết tắt của từ Particulate Matter (các hạt siêu nhỏ). Con số 10 micron là kích thước đường kính của hạt bụi, chúng là kích thước siêu vi, không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà cần dùng tới kính hiển vi.

Bụi mịn pm1.0 và pm2.5 là gì? Những tác hại "chết người" của bụi mịn pm1.0 và pm2.5 - Ảnh 1.

Bụi mịn pm1.0 là loại bụi siêu nhỏ, chúng chỉ có kích thước từ 2.5 – 10 micron - Ảnh Internet.

Các nhà nghiên cứu cho biết bụi mịn pm1.0 có thể hình thành từ các dị tượng của thiên nhiên như núi lửa, cháy rừng, lốc xoáy....; chất thải sinh vật như các bào tử nấm, phấn hoa, nước thải côn trùng...

Bụi mịn pm1.0 chủ yếu được tạo ra từ các hoạt động của con người trong đời sống hàng ngày như đốt than củi, đốt rác, đốt nhiên liệu hóa thạch… hay từ các hoạt động sản xuất, tạo ra bụi từ các công trình xây dựng lớn, bụi đường phố, đốt rác thải, khói máy công nghiệp...

1.2. Bụi mịn pm2.5 là gì?

Tương tự như bụi mịn pm1.0, bụi mịn pm2.5 xuất hiện trong không khí cũng bắt nguồn từ nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo. 

Bụi mịn pm2.5 là loại bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 micron (so với sợi tóc con người thì bụi mịn pm2.5 nhỏ hơn khoảng 30 lần).

Những nguyên nhân tự nhiên phổ biến hình thành nên bụi mịn pm2.5 là cháy rừng; bụi thiên nhiên từ đất cát, sa mạc, núi lửa...;sương mù ở thời điểm giao mùa...

Tuy nhiên, cần lưu ý, cũng như các loại bụi khác, bụi mịn pm2.5 chủ yếu là do nguyên nhân nhân tạo.  Cụ thể là những hoạt động giao thông vận tải, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, xây dựng, rác thải, các hoạt động nông nghiệp làm sản sinh ra khói thải, cát bụi, gia tăng bụi mịn trong không khí. 

2. Những tác hại nguy hiểm của bụi mịn pm1.0 và pm2.5 tới sức khỏe 

2.1. Tác hại của bụi pm1.0

Theo các nghiên cứu, bụi mịn là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Theo đó, những hạt bụi mịn pm1.0 và cả bụi mịn pm2.5 có thể len lỏi vào các túi phổi, xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu, tĩnh mạch phổi, tích tụ lại trên bề mặt phổi. Những hạt bụi siêu nhỏ này lâu ngày được tích tụ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh ở hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tim mạch và cả hệ sinh sản của con người, thậm chí là ung thư.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra, bụi mịn pm1.0 có những tác hại sau đối với sức khỏe con người:

- Bụi mịn pm1.0 khi xâm nhập vào cơ thể, đi vào phổi gây ra các bệnh viêm phế quản, hen suyễn, ung thư phổi…

- Tác động tới cấu trúc ADN làm biến đổi gen, đột biến, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản cũng như bộ máy di truyền.

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ có thai và thai nhi, làm tăng nguy cơ dẫn tới ình trạng ngộ độc máu nhau thai, máu khó đông, thai chậm phát triển...

- Tác động tiêu cực tới não bộ, làm suy giảm trí nhớ.

2.2. Tác hại của bụi mịn pm2.5

Tương tự như bụi mịn pm1.0, bụi mịn pm2.5 có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người. Bụi mịn pm2.5 mang đến những vi khuẩn có hại, gây ra hiện tượng dị ứng da. Không những vậy, trong trường hợp tiếp xúc với lượng bụi mịn nhiều có thể gây ra các hiện tượng viêm mũi, đau mắt, các căn bệnh liên quan tới tai mũi họng.

Bụi mịn pm2.5 khi xâm nhập và cơ thể sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch. Điều này lý giải vì sao những người sống ở các thành phố lớn, có mức độ ô nhiễm không khí cao thường dễ mắc bệnh hơn những người sống ở nơi có không khí trong lành.

Cũng như bụi mịn pm1.0, bụi mịn pm2.5 cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới phổi.

Bụi mịn pm1.0 và pm2.5 là gì? Những tác hại "chết người" của bụi mịn pm1.0 và pm2.5 - Ảnh 2.

Cũng như bụi mịn pm1.0, bụi mịn pm2.5 tác động tiêu cực tới phổi - Ảnh Internet.

Ngoài ra, bụi mịn pm2.5 làm phá hủy và đẩy nhanh quá trình Apoptosis -một trong những cơ sở sinh bệnh học quan trọng nhất của bệnh tim mạch. Khi hít phải 1 lượng lớn bụi mịn pm2.5 thì có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh tim.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra tiếp xúc với bụi mịn pm2.5 nhiều và trong thời gian dài làm tăng tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa não.

Cần lưu ý, cả bụi mịn pm1.0 và pm2.5 đều được chứng minh là nguyên nhân gây ung thư và biến đổi gen ở người. 

3. Cách phòng tránh tác hại của bụi mịn pm1.0 và pm2.5. 

Để phòng tránh những tác hại nguy hiểm của bụi mịn pm1.0 và pm2.5 tới sức khỏe, các chuyên gia khuyến cao mỗi người cần lưu ý các vấn đề sau đây:

3.1. Sử dụng khẩu trang chuyên dụng khi ra đường: 

Cần lưu ý, khấu trang thông thường không lọc được các hạt bụi siêu mịn. Vì thế, để phòng tránh tác hại của các loại bụi mịn, cần phải đeo khẩu trang chuyên dụng. Ngoài ra, có thể thay thể khấu trang chuyên dụng bằng cách đeo hai chiếc khẩu trang y tế lồng vào nhau, hoặc đeo một lớp khẩu trang và lót một chiếc khăn giấy mỏng bên trong. Tuy nhiên, cách này chỉ là tạm thời vì nó gây bí, khó chịu cho người đeo.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, nên sử dụng khẩu trang chuyên dụng như khẩu trang N95, N99 hoặc khẩu trang lọc khí chuyên dụng. Theo đó, khẩu trang N95 được chứng minh là có khả năng lọc được 95% bụi và vi khuẩn.

Bụi mịn pm1.0 và pm2.5 là gì? Những tác hại "chết người" của bụi mịn pm1.0 và pm2.5 - Ảnh 4.

Khấu trang thông thường không lọc được các hạt bụi siêu mịn (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Giữa mùa dịch Covid-19: Phân biệt khẩu trang 3M thật và giả (fake) như thế nào?

Các cách bảo vệ mũi khỏi khói bụi, tránh các bệnh về đường hô hấp

Trong khi đó, khẩu trang y tế thông thường lọc được 30%-40% lượng bụi, nếu đeo hai lớp khẩu trang y tế thì lượng bụi được ngăn chặn lên 90%. Còn khẩu trang lọc khí chuyên dụng có thể chống bụi mịn, vi khuẩn, virus, giúp lọc sạch không khí, tốt cho sức khỏe người dùng.

3.2. Sử dụng máy lọc không khí trong nhà

Khi không khí bị ô nhiễm và có sự xuất hiện của các loại bụi mịn thì sử dụng máy lọc khí trong nhà là giải pháp tốt. Hiện nay, có nhiều loại máy lọc không khí có khả năng lọc sạch vi khuẩn, nấm mốc... đặc biệt lọc được bụi siêu mịn pm2.5 và pm1.0. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn những loại máy có thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

3.3. Tạo thói quen sinh hoạt tốt

Hình thành các thói quen sinh hoạt tốt cũng là một trong những phương pháp giúp làm giảm tác hại của bụi mịn pm1.0 và pm2.5. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người cần hình thành các thói quen sau đây:

- Vệ sinh mũi, họng thường xuyên.

- Ăn uống lành mạnh, luyện tập thường xuyên, tránh nơi khói bụi để nâng cao sức đề kháng.

- Trong những ngày chỉ số ô nhiễm không khí cao, cần hạn chế mở cửa sổ hoặc ra ngoài đường.

Như vậy, bụi mịn pm1.0 và pm2.5 đều xuất phát từ các nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo, gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe con người, thậm chí gây ung thư. Nếu như những nguyên nhân xuất phát từ tự nhiên là khó ngăn cản thì mỗi cá nhân có thể phòng tránh tác hại của các loại bụi mịn, của ô nhiễm không khí bằng các hành động cụ thể, giảm thiểu nguy cơ hình thành bụi mịn. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và những người xung quanh.

Bụi mịn pm1.0 và pm2.5 là gì? Những tác hại "chết người" của bụi mịn pm1.0 và pm2.5 - Ảnh 5.


Tác giả: Ngọc Điệp