Một số báo cáo y tế cho biết, hàng năm, vào thời điểm Tết Nguyên Đán các bệnh lý tai - mũi - họng lại có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chính của các bệnh này có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống không lành mạnh, chưa hợp vệ sinh gây ra.
Tuy vậy, những vấn đề này lại tương đối dễ dàng phòng tránh nếu hiểu rõ.
Ngộ độc thực phẩm thường gây ra phản ứng nôn. Sau khi nôn sẽ có một số biểu hiện kèm theo như họng bị đau rát, ho rồi tới ngạt mũi và chảy nước mũi. Bên cạnh đó là các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như sốt, mất nước,...
Bạn cần Xử trí gì khi bị ngộ độc thực phẩm? Những sai lầm nào thường gặp phải?
Rối loạn tiêu hoá là vấn đề sức khoẻ phổ biến xảy ra vào dịp Tết do thói quen ăn uống không lành mạnh, nhiều đạm, chất béo nhưng thiếu chất xơ. Ngoài ra là mức độ sử dụng đồ uống có gas, chất kích thích như rượu, bia, cafe còn khiến vấn đề này trở nên nặng hơn.
Nếu không được can thiệp đúng cách, rối loạn tiêu hoá sẽ gây trào ngược dạ dày-thực quản khiến cổ luôn trong tình trạng nóng rát.
Từ đó, gây ra các tổn thương về niêm mạc mũi, họng,... thậm chí có trường hợp còn bị viêm xoang, viêm loét miệng hay họng do rối loạn tiêu hoá gây ra.
Cũng là một dạng gây bỏng rát và tổn thương vùng họng, bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi bạn thường xuyên ăn uống thất thường và sử dụng đồ uống có chứa cồn, chất kích thích. Biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng ngoài xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày tá tràng thì còn khiến người bệnh thường xuyên bị trào ngược.
Nói cách khác, dư lựng acid từ dạ dày bị đẩy ngược lên mũi họng và thanh quản, từ đó gây nóng rát khó chịu.
Cũng là một hiện tượng xảy ra khi gan thận phải hoạt động liên tục để đào thải chất độc từ thức ăn, đồ uống mà bạn dung nạp vào cơ thể trong dịp Tết.
Bên cạnh đó, nguy cơ bùng phát các bệnh lý gan mật mãn tính như viêm gan, bệnh xơ gan, viêm tuỵ cấp tính,... ngoài hệ hô hấp ảnh hưởng thì còn đe doạ tới tính mạng!
Năm nay, Tết Nguyên Đán rơi vào đúng thời điểm đại dịch COVID-19 vẫn còn đang căng thẳng, mặc dù tình hình đã phần nào được kiểm soát nhưng các cá nhân, gia đình vẫn cần những biện pháp bảo vệ sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Đồng thời có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh không gây áp lực lên hệ thống cơ quan nội tạng trong cơ thể và sinh bệnh.
Chưa kể tới, nhóm trẻ em, người cao tuổi có hệ miễn dịch kém cần chú ý tới các bệnh lý liên quan tới nhiễm khuẩn, bao gồm cả nhiễm khuẩn đường tiêu hoá và đường hô hấp. Người cao tuổi mắc bệnh lý mãn tính cần thăm khám đầy đủ, uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đón Tết được mạnh khoẻ.
Cụ thể như sau:
- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh - trái cây. Khi sơ chế và bảo quản thực phẩm cần đúng cách tránh nhiễm khuẩn gây ngộ độc
- Hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, đồ uống có cồn như bia, rượu,...
- Lên kế hoạch vui chơi hợp lý, không nên thức khuya
- Nếu thời tiết lạnh, cần chú ý tới vấn đề giữ ấm khi ra ngoài
- Đeo khẩu trang, sát khuẩn, nhất là khi tới những nơi đông người,.. tuân thủ theo Khuyến cáo 5K của Bộ Y tế về phòng ngừa COVID-19
- Vệ sinh răng miệng, súc họng sạch sẽ
- Duy trì tập luyện thể dục đều đặn
- Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng; giữ gìn vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, thông thoáng
- Với người đang điều trị bệnh thì cần tuân thủ theo phác đồ điều trị cả về thuốc uống và thời gian tái khám định kì
- Nếu có các triệu chứng tai - mũi - họng bất thường cần nhanh chóng liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ
Tóm lại, để đón Tết Tân Sửu vui khoẻ trong mùa COVID-19 thì người dân cần có ý thức bảo vệ sức khoẻ cá nhân và sức khoẻ cộng đồng. Đồng thời theo dõi tin tức và các khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO trên các trang phương tiện truyền thông chính thống.