Bỏng nắng: Hướng dẫn xử trí và cách phục hồi

Bỏng nắng: Hướng dẫn xử trí và cách phục hồi
Vào những đợt nắng nóng đỉnh điểm như vừa qua thì nguy cơ bị bỏng nắng cũng tăng lên nếu bạn không có các biện pháp che chắn đúng cách khi đi ngoài trời. Bỏng nắng là gì? Xử trí thế nào khi bị bỏng nắng? Da có phục hồi lại được không?

1. Bỏng nắng là gì?

Bỏng nắng còn gọi là sunburn, là hiện tượng da mẫn cảm với ánh nắng (photosensitivity). Sau khoảng thời gian từ 2 đến 6 tiếng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ có tổn thương da xuất hiện.

Các nhà khoa học đã tính toán rằng thời gian dễ bị bỏng nắng nhất trong ngày là từ 11 - 13 giờ, lúc này nồng độ tia cực tím từ mặt trời tập trung cao hơn và nguy hiểm hơn. Nếu như sau khi hoạt động hay đi ngoài trời về bạn quan sát thấy vùng da hở ra bên ngoài có các dấu hiệu sau thì có nghĩa là bạn đã bị bỏng nắng:

- Vùng mặt, tam giác ở cổ, mu bàn tay, cẳng tay có cảm giác bị rát, châm chích và hơi ngứa

- Vùng da này sẽ bị đỏ lên sau đó. Ban đầu là những quầng đỏ nhạt sau đó thì đậm dần lên

Bỏng nắng: Hướng dẫn xử trí và cách phục hồi - Ảnh 2.

Vùng bị bỏng nắng ửng đỏ (Ảnh: Internet)

- Một số khác có thể bị sưng nề hoặc bị căng cứng vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

- Sau khi da bớt đỏ, bớt căng rát thì khoảng 1 - 3 ngày sau đó sẽ thẫm màu hơn rồi bong vảy dần. Phần vảy bong ra thường nhỏ như hạt phấn, mạt cám, tuỳ cơ địa từng người mà da bong nhanh hay chậm.

- Sau khi vùng bị bỏng nắng bong hết bạn sẽ thấy vùng da này có màu đậm hơn giống như rám nắng.

2. Cần làm gì khi bị bỏng nắng?

Theo các bác sĩ cho biết thì để điều trị bỏng nắng bạn cần sử dụng kem chống nắng cho ban ngày nếu cần đi ra ngoài, tốt nhất là nên bôi trước 15 - 30 phút; tuỳ vào loại kem và thời gian phải ở ngoài trời mà bạn nên thoa kem chống nắng lại bao nhiêu lần. Nhìn chung thì thời gian mà bạn cần sử dụng kem chống nắng sẽ dao động từ 9 - 14 tiến/ngày. Nếu không biết nên bôi nhắc lại sau bao lâu, hãy xem hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nếu như vùng da chỉ bị đỏ nhẹ thì những sản phẩm như hồ nước sẽ có tác dụng. Trong trường hợp da bị đỏ hơn thì nên lựa chọn các sản phẩm có chứa hoạt chất corticoide mức hoạt phổ nhẹ chẳng hạn như: eumovate, elomet, fucicort, fobancort... 

Bỏng nắng: Hướng dẫn xử trí và cách phục hồi - Ảnh 3.

Đừng quên bôi kem làm dịu cho vùng da bị bỏng nắng (Ảnh: Internet)

Bạn nên bôi 2 lần/ngày và kéo dài từ 5 - 7 ngày. Nếu như vết bỏng gây ra ngứa hay rát thì có thể uống các loại thuốc kháng histamine như chlorpheniramin, phenergan, loratadin... và nên uống thuốc này sau ăn bữa tối trong khoảng 5 ngày.

Khi đến giai đoạn bong vảy phấn thì bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chức năng tái tạo da có chứa vitamin E còn nếu như nhận thấy vùng da sau bong vảy bị thâm nhiều thì bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa hydroquinon từ 2-4% - chúng có tác dụng làm nhạt, mờ các vết thâm.

Tuy nhiên, không nên tự ý mua thuốc bôi, thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra người bị bỏng nắng nên uống nhiều nước để bù nước cơ thể đã mất. Ngay khi bị bỏng nắng hãy làm mát cơ thể, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Mặc dùng bỏng nắng không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu như bạn gặp các triệu chứng dưới đây khi bị bỏng nắng thì cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức:

- Bị sốt cao

- Xuất hiện bóng nước

- Người ớn lạnh

- Vùng bỏng có cảm giác đau dữ dội

- Khu vực bị bỏng nắng chiếm tới 20% tỷ lệ cơ thể

- Khô miệng, khát nước, mệt mỏi, chóng mặt,...

3. Biện pháp khắc phục vùng da bị bỏng nắng

 Một số biện pháp dưới đây có tác dụng hỗ trợ phục hồi vùng da bị bỏng nắng, tuy nhiên bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để xem phương pháp nào phù hợp với tình trạng bỏng nắng của mình.

- Dùng thịt dưa hấu (màu trắng xanh) ướp lạnh để đắp lên phần da bị bỏng nắng giúp bớt đỏ và rát

- Sữa chua không đường để tủ lạnh: thoa đều lên vùng da bị bỏng nắng chờ khô lại sau đó tắm sạch

- Khoai tây rửa sạch, cắt lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên phần bị cháy nắng giúp làm mát và giảm vết sưng tấy

- Nước trà xanh để nguội hoặc bã trà đã pha để đắp lên phần bị bỏng nắng

Lưu ý: Da bị bỏng nắng cần chống nhiễm khuẩn tuyệt đối. Không dùng các hoạt chất không an toàn để đắp hay bôi mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Phòng tránh bỏng nắng hiệu quả

Dưới nền nhiệt cao như hiện tại thì các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh bỏng nắng hiệu quả:

- Hạn chế ra nắng trong khung giờ từ 10 - 16 giờ

- Sử dụng các sản phẩm có tác dụng chống nắng, che chắn cho cơ thể như mũ rộng vành, áo, quần che kín toàn thân, khẩu trang, kính râm,...

- Sử dụng kem chống nắng đúng cách, nên bôi trước khi ra ngoài từ 15 - 30 phút để kem phát huy tác dụng. Điều này cũng khuyến khích cả với những ngày trời nắng ít hoặc nhiều mây,... Tuỳ vào mức độ hoạt động và chỉ số chống nắng của kem chống nắng mà bạn sử dụng nên bôi nhắc lại khoảng 2 tiếng/1lần, đặc biệt đối với vận động viên bơi lội hay người hay đổ mồ hôi.


Tác giả: Anh Dũng