Bọ ve cắn: Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh

Bọ ve cắn: Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh
Bọ ve là loại côn trùng sống ký sinh trên chó. Chúng có thể phát triển một cách mạnh mẽ và làm tổ trong nhà. Khi tiếp xúc với da người, bọ ve cắn sẽ gây ra những phản ứng dị ứng trên da.

1. Bọ ve cắn là gì?

Bọ ve là động vật nhỏ giống nhện và chúng thường cắn để bám chặt lên da nhằm hút máu. Bọ ve thường sống ở da thú và lông của nhiều loài động vật và chim. Bọ ve cắn xảy ra thường xuyên diễn ra nhất ở thời điểm đầu mùa xuân đến cuối mùa hè trong khu vực có nhiều động vật hoang dã và các loài chim.

Loài động vật này thích con người và các loài động vật 4 chân, chúng dễ dàng di chuyển qua lại nếu bạn ở ngoài trời, khi gặp bọ ve bạn cần loại bỏ bọ ve ngay khi thấy để tránh bị bọ ve cắn, hút máu và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da nơi bị chúng bị cắn.

2. Nguyên nhân bị bọ ve cắn

Đa số các trường hợp bọ ve cắn không truyền tác nhân gây bệnh, cũng có một số ít có truyền tác nhân gây bệnh sang con người. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể xác định được bọ ve nào cắn sẽ lây truyền bệnh cho con người.

Địa điểm bọ ve sống:

Ngoài trời: Bọ ve sống trong cỏ, cây, cây bụi, đống lá,... nếu thường xuyên đi bộ đường dài hoặc vui chơi bên ngoài thì bạn có thể gặp bọ ve. Do bọ ve có thể bám vào thú nuôi sau đó di cư qua bạn khi bạn chạm hoặc ôm thú nuôi của mình và ngược lại.

Bọ ve bám, cắn có thể gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn có thể kiểm soát tình trạng bị bọ ven cắn bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bọ ve cắn:

- Người thường xuyên đi qua khu vực có cỏ và gỗ có nguy cơ cao bị bọ ve cắn.

- Thời gian bọ ve xuất hiện nhiều từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.

- Những người có vật nuôi,bọ ve sống ký sinh trên vật nuôi.

- Người ở khu vực được bao quanh bởi cỏ cao hoặc rừng là những người có nguy cơ cao bị bọ ve cắn nhất.

Bọ ve cắn: Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh - Ảnh 2.

Thường xuyên đi bộ đường dài hoặc vui chơi bên ngoài thì bạn có thể gặp bọ ve - Ảnh Internet

3. Triệu chứng khi bị bọ ve cắn

Hầu hết bọ ve cắn thường vô hại và không gây ra triệu chứng gì đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nếu bị dị ứng với vết cắn của bọ ve thì sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

- Bị đau hoặc sưng tại chỗ vết bọ ve cắn.

- Có thể xuất hiện phát ban.

- Xuất hiện cảm giác nóng tại vết cắn của bọ ve.

- Nổi mụn rộp.

- Có trường hợp còn cảm thấy bị khó thở.

Đối với một số loại bọ ve mang bệnh, có thể lây nhiễm cho bạn khi chúng cắn. Các bệnh lây truyền do bọ ve có thể gây ra một số các triệu chứng và thường phát triển trong vòng vài tuần đầu tiên sau khi bị bọ ve cắn. Triệu chứng của bệnh lây truyền do bọ ve bao gồm:

- Xuất hiện một nốt màu đỏ hoặc có thể bị phát ban gần nơi bị cắn.

- Nổi phát ban toàn cơ thể.

- Bị cứng cổ.

- Người bị bọ ve cắn còn bị nhức đầu.

- Xuất hiện dấu hiệu buồn nôn.

- Bị yếu cơ.

- Có thể đau cơ hoặc khớp.

- Bị sốt, ớn lạnh.

- Tình trạng sưng hạch bạch huyết.

Nếu gặp phải các triệu chứng trên bạn nên tìm đến bác sĩ để thăm khám và điều trị tránh dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng.

Bọ ve cắn: Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh - Ảnh 3.

Nếu gặp triệu chứng bất thường khi bị bọ ve cắn, bạn cần tìm tới bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời - Ảnh Internet

4. Điều trị và phòng ngừa bọ ve cắn

Thực tế, bác sĩ không có phương pháp xét nghiệm nào có thể xác định được bọ ve cắn không hay loại bọ ve nào cắn. Nhưng bác sĩ vẫn có thể khám toàn thân để tìm ra bọ ve còn sót lại hoặc các dấu hiệu bệnh lây truyền qua bọ ve.

Sau khi xác định được bọ ve cắn thì bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm bởi vì một số loại bọ ve có thể truyền một số bệnh nhất định. Việc xác định giống và loài bọ ve có thể giúp bác sĩ đề xuất thêm các xét nghiệm cần thiết vì xét nghiệm máu để kiểm tra xem có mắc Lyme, sốt phát ban núi Rocky, Ehrlichiosis và bệnh tularemia không thường không cho kết quả dương tính trong những tuần đầu mới phơi nhiễm nhưng có thể xuất hiện các triệu chứng.

Vì vậy khi nhận biết được loài bọ ve thì bác sĩ có thể thu hẹp lại các chẩn đoán nghi ngờ và tiến hành điều trị sớm trước khi chẩn đoán xác định.

Điều trị bọ ve cắn thông thường chỉ cần làm sạch tại chỗ và bôi kem kháng sinh.

Phòng ngừa bọ ve cắn bằng cách:

- Có chế độ sinh hoạt phù hợp.

- Duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

- Tránh xa các khu vực có cỏ cây, bụi rậm nơi bọ ve có thể sinh sống.

- Nên lựa chọn quần áo sáng màu để dễ dàng phát hiện bọ ve.

- Sử dụng giày ống cao hoặc tất che phòng ngừa bọ ve chui vào trong quần.

- Sử dụng thuốc diệt côn trùng, đặc biệt các nhãn hàng chuyên trị bọ ve.

- Thường xuyên kiểm tra cơ thể vật nuôi kiểm tra xem có xuất hiện bọ ve trên vật nuôi không.

- Nếu trong nhà có bọ ve nên sử dụng máy hút bụi để hút bọ ve và hút trứng của chúng.

- Nghi ngờ bọ ve bám trên quần áo thì trước khi giặt hãy cho vào máy sấy quần áo ở nhiệt độ cao trong 15 phút trước khi đem đi giặt, điều này sẽ tiêu diệt bọ ve đang ẩn nấp trong quần áo.


Tác giả: Nắng Mai