Bỏ túi cách bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon, tránh nhiễm khuẩn trong mùa dịch Covid-19

Bỏ túi cách bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon, tránh nhiễm khuẩn trong mùa dịch Covid-19
Trong thời gian giãn cách do dịch bệnh Covid-19, việc tích trữ nhiều thực phẩm trong tủ lạnh có thể dẫn đến một số ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bảo quản sai cách. Để tránh việc đó xảy ra, các bà nội trợ cần bỏ túi ngay những mẹo bảo quản thực phẩm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh covid-19, nhiều gia đình có xu hướng tích trữ đồ ăn để hạn chế đi chợ. Tuy nhiên việc bảo quản thực phẩm như thế nào để giúp đồ ăn luôn tươi ngon, và quan trọng nhất là tránh bị vi khuẩn xâm nhập. Dưới đây là một số mẹo giúp các gia đình bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon và đúng cách nhất. 

1. Lưu ý khi chọn thực phẩm

Những thực phẩm tươi sống bảo quản được từ vài ngày đến 1 tuần là lựa chọn chính xác thời điểm này do hạn chế đi chợ, siêu thị. Về thực phẩm từ động vật như: Sườn heo, Gà nguyên con, thăn bò, xúc xích, thịt lợn xay, tôm, cua. Các loại hạt, củ, quả, mướp đắng, rau cải, súp lơ là những thực phẩm từ thực vật có thể để được 1 tuần. Các thực phẩm khác như sữa, bơ, trứng, sữa chua có thể bảo quản được khá lâu.

Bỏ túi cách giữ thực phẩm luôn tươi ngon trong mùa dịch - Ảnh 1.

Lựa chọn các loại củ thay vì rau sẽ giúp thời gian bảo quản được lâu hơn - Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

Sai lầm khi bảo quản thực phẩm có thể khiến đồ ăn biến chất, gia tăng vi khuẩn gây bệnh 

Những thực phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh?

2. Bảo quản thực phẩm sống trong tủ lạnh

Đối với thực phẩm sống từ thực vật, bà nội trợ nên cất tại ngăn dưới tủ lạnh, có khoang kín thì càng tốt, không nên để rau và trái cây gần cửa thoát gió hoặc xếp chồng lên nhau rất dễ bị dập nát.

Lưu ý nên sơ chế sạch sẽ và để thật ráo nước, sau đó bọc vào túi ni lông hoặc chia thành các hộp riêng. Nếu cẩn thận hơn thì bọc giấy báo xung quanh sẽ hút hết độ ẩm, giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. 

Đối với thực phẩm sống từ động vật, nên sơ chế sạch sẽ, để ráo nước và cho vào hộp, túi ni lông thật kỹ trước khi cho vào ngăn đá tủ lạnh, lưu ý không nên để đồ ăn chưa dùng đến ở ngăn mát bởi nếu không sử dụng ngay sẽ gây tình trạng lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín.

3. Lưu ý đối với thực phẩm chín

Những món ăn như cơm, bánh chưng cần để thật nguội rồi bọc túi cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Những thực phẩm chín cần nấu sôi lại 1 lần nữa và để nguội trước khi bỏ vào hộp cho vào tủ lạnh. Sử dụng các loại hộp kín có nắp để thức ăn không lẫn lộn vào nhau. 

Bỏ túi cách giữ thực phẩm luôn tươi ngon trong mùa dịch - Ảnh 2.

Bảo quản thực phẩm chín đúng cách - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, cần lưu ý thực phẩm chín còn dùng thừa sẽ có thời gian bảo quản rất ngắn: món canh chỉ được 24h, món mặn được 3 ngày. Vì vậy các bạn phải lưu ý ngày tháng để tránh ăn phải đồ ăn lâu ngày. Cẩn thận hơn bạn có thể ghi ngày tháng trên giấy nhớ rồi dán lên bề mặt hộp đựng đồ ăn sẽ không xảy ra tình trạng nhầm lẫn. 

4. Khi bảo quản thực phẩm đông lạnh

Chủ yêu là các loại thực phẩm tươi sống nhưng sẽ được bảo quản trong ngăn đá để kéo dài thời gian sử dụng. Những thực phẩm này cần bọc trong túi hoặc hộp tuyệt đối kín để không cho không khí vào trong sẽ đẩy nhanh tốc độ phân hủy, hoặc sẽ có nước trong đồ ăn chảy ra ngoài. 

Thời gian bảo quản tối đa trong ngắn đá đối với thịt bò, dê tối đa 10 ngày, thịt gà, heo, vịt khoảng 7 ngày. Riêng với tôm cá cua nên sử dụng trong vòng 3 ngày. 

5. Những nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn

- Đảm bảo vệ sinh

Bạn nên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn trước và sau khi chế biến thực phẩm. Lưu ý nên dử dụng bộ dao, thớt, đồ để đựng riêng biệt giữa đồ sống và đồ chín. Các loại dụng cụ sau khi dùng phải rửa sạch, hoặc tráng qua bằng nước sôi.  Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực bếp, tủ lạnh tránh các đồ ăn thừa bám cặn lại. 

- Ăn ngay khi vừa nấu chín

Nếu để thực phẩm nguội lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong không khí bám trên bề mặt và phát triển, để càng lâu nguy cơ nhiễm khuẩn vào cơ thể sẽ càng tăng. 

- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Sau khi nấu chín thực phẩm khoảng 2 giờ trong nhiệt độ môi trường khoảng 22 độ C, bạn hãy bảo quản bằng cách đậy kín trong khay, để trong ngăn mát của tủ lạnh và nhớ đun sôi lại hoặc làm nóng bằng lò vi sóng lại trước khi ăn. Nhiệt độ phù hợp để tránh cho vi khuẩn phát triển là 700 độ C. 

Còn vào mùa hè, thời gian để thực phẩm bên ngoài không được quá 1 giờ. Nếu có nhu cầu sử dụng thực phẩm lâu hơn, bạn cần sử dụng chế độ tủ đông trong ngăn đá để giữ cho thực phẩm tươi lâu nhất có thể. 

- Không dùng đồ đông lạnh quá 10 ngày

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ ức chế sinh sản phát triển của vi khuẩn, nhưng để càng lâu, thực phẩm sẽ càng biến chất và mất đi giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, thực phẩm để trong tủ còn sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe. 

Bỏ túi cách giữ thực phẩm luôn tươi ngon trong mùa dịch - Ảnh 4.

Không dùng đồ đông lạnh quá 10 ngày - Ảnh: Internet

- Hạn chế cho cơm vào tủ lạnh 

Nhiều loại vi khuẩn gây ra các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn có nhiều trong các loại thực vật trồng gần mặt đất như ngũ cốc, rau gia vị (rau sống), lúa… khi ăn không hết để vào tủ lạnh, những vi khuẩn này sẽ sản sinh ra các bào tử độc hại. Vì vậy, hết sức cẩn thận khi để cơm thừa trong tủ lạnh.

- Cẩn trọng với rau gia vị (rau sống)

Trong rau sống để trong tủ lạnh thường sinh sôi nhiều vi khuẩn E.Coli có thể gây nhiễm độc chéo từ rau sang thức ăn khác trong tủ lạnh gây ngộ độc thực phẩm. Do vậy, trong mùa dịch thì bạn cần để ý các túi rau để phòng tránh thời gian sử dụng quá lâu. Đặc biệt, bạn nên rửa sạch, trước khi cho chúng vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh. 


Tác giả: Minh Ngọc