Vitamin và chất khoáng là các loại chất dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể mỗi ngày, hỗ trợ phát triển trí não và thể lực, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trong chế độ dinh dưỡng cho bé bị tay chân miệng, các chất dinh dưỡng này càng có vai trò quan trọng.
Trong đó, mỗi loại vitamin, chất khoáng lại đảm nhiệm một nhiệm vụ đặc biệt, giúp trẻ bị tay chân miệng nhanh chóng phục hồi. Cụ thể, vitamin C là loại vitamin đặc biệt quan trọng, giúp trẻ bị tay chân miệng mau lành các tổn thương trên da, bảo vệ thành mạch máu,...
Ngoài ra, vitamin A, B, D cũng có nhiệm vụ bảo vệ đường tiêu hóa, hạn chế nhiễm trùng, giúp cơ xương phát triển vững chắc. Mặt khác, chất khoáng lại có khả năng điều hòa chuyển hóa nước và duy trì sự cân bằng trong cơ thể,...
Trong các nhóm thực phẩm, các loại rau được cho là có chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ cần thiết nhất cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong rau còn cung cấp ít nhất 1-2% đạm. Trong đó, rau muống và rau ngót là hai loại rau có độ đạm cao nhất.
Lưu ý nhỏ, rau trước khi sử dụng cho trẻ bị tay chân miệng cần được ngâm sạch, rửa nhiều lần để loại bỏ các loại hóa chất độc hại còn tồn dư.
Bổ sung vitamin A trong chế độ dinh dưỡng cho bé bị tay chân miệng (Ảnh: Intenret)
Vitamin A chủ yếu tồn tại trong các loại thực phẩm từ động vật như gan, thịt màu đỏ, cá, trứng,... Ngoài ra, có thể bổ sung b-caroten (tiền vitamin A) trong chế độ dinh dưỡng cho bé bị bệnh tay chân miệng bằng một số loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, kinh giới, lá lốt,... hoặc các loại hoa quả có màu đỏ, vàng, da cam như gấc, hồng, xoài, đu đủ chín,...
Các vitamin nhóm B tồn tại chủ yếu trong các loại thịt động vật hoặc thực phẩm từ thực vật như đậu, đỗ,... Tuy nhiên, vitamin nhóm B lại rất dễ bị hòa tan trong nước hoặc phân hủy bởi nhiệt độ cao.
Do đó, cần lưu ý điều này khi chế biến các món ăn bổ sung dinh dưỡng cho bé bị tay chân miệng để đảm bảo chất lượng món ăn.
Như đã nói ở trên, vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng cho bé bị tay chân miệng quan trọng nhất, cần được bổ sung qua đồ ăn và nước uống hằng ngày,
Vitamin C thường hiện diện trong nhiều loại rau tươi như rau ngót, rau muống, các loại cải, rau mồng tơi, các loại rau gia vị,... hoặc trong các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi,...
Vitamin C rất quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, tương tự như vitamin nhóm B, vitamin C cũng rất dễ bị hòa tan trong nước hoặc phân hủy bởi nhiệt độ cao. Đây là điều cần lưu ý khi chế biến các loại thực phẩm này. Đối với các loại rau, nên để cả lá to để rửa, nấu và ăn ngay sau khi chín để tránh làm hao hụt chất dinh dưỡng có trong rau.
Các chất khoáng bao gồm canxi, magiê, natri, kali..., có chứa nhiều trong các nhóm thực phẩm như rau quả, sữa và các chế phẩm của sữa. Ngoài ra, các chất khoáng như lưu huỳnh, phốt pho, clo... lại có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng hoặc các loại bột, ngũ cốc,...
Các loại thực phẩm giàu canxi (Ảnh: Internet)
Canxi là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang điều trị tay chân miệng. Đối với trẻ bị tay chân miệng, cần bổ sung canxi qua các loại thực phẩm như sữa, cua, cá, tôm,...
Sắt thường có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể hoặc một số loại thực vật như vừng, lạc, đậu, đỗ,... Các loại thực phẩm chứa ít sắt là các loại ngũ cốc, sữa,...
Các loại thực phẩm bổ sung sắt (Ảnh: Internet)
Các yếu tố vi lượng như đồng, mangan, nhôm, kẽm, iốt,... thường có nhiều trong các loại thịt, thủy sản, trứng, sữa,...
Trong thực đơn bổ sung dinh dưỡng cho bé bị tay chân miệng, cha mẹ cũng nên chế biến các loại thực phẩm trên thành các món canh, cháo, súp ở dạng lỏng để trẻ dễ nuốt, dễ ăn và tận dụng toàn bộ chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm này. Có thể kết hợp nhiều loại nguyên liệu để tạo ra các món ăn thơm ngon, hạn chế cảm giác chán ăn của trẻ.