Bổ sung vitamin D không làm xương chắc khỏe hơn

Bổ sung vitamin D không làm xương chắc khỏe hơn
Từ lâu, chúng ta vẫn nghĩ rằng bổ sung vitamin D là một cách hiệu quả để phòng tránh loãng xương. Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây cho thấy, việc bổ sung vitamin D có thể không khiến xương trở nên chắc khỏe hơn như chúng ta vẫn thường nghĩ.

1. Thực trạng về loãng xương và sử dụng bổ sung vitamin D hiện nay

Theo Tổ chức Loãng xương Hoa Kỳ, khoảng 10 triệu người trưởng thành ở nước này bị loãng xương và có hơn 44 triệu người khác bị xương mật độ thấp. Các thống kê của tổ chức này cho thấy, khoảng 1/2 số phụ nữ và 1/4 số nam giới ở nước Hoa Kỳ sẽ bị gãy xương ít nhất một lần trong suốt cuộc đời vì nguyên nhân loãng xương.

Điều này khiến gãy xương trở thành một trong các nguy cơ sức khỏe lớn. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, khi có hơn 54 triệu người Hoa Kỳ từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ bị gãy xương.

Bổ sung vitamin D không làm xương chắc khỏe hơn - Ảnh 2.

Nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ bổ sung vitamin D phòng tránh loãng xương - Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

Giảm lo âu, trầm cảm nhờ bổ sung vitamin B6

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Cách bổ sung vitamin B12 hiệu quả

Một số bằng chứng khoa học ủng hộ quan điểm chế độ ăn chứa đủ vitamin D và calci giúp làm chậm quá trình mất khoáng chất ở xương, từ đó phòng tránh sự xuất hiện của loãng xương và gãy xương.

Vì lý do này nên hiện nay có khoảng 1/3 số người trên 60 tuổi ở Hoa Kỳ sử dụng chế phẩm bổ sung vitamin D nhằm tăng cường hấp thu calci và giúp cho xương trở nên chắc khỏe hơn. Số liệu được cung cấp bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề bổ sung vitamin D có thực sự cải thiện sức khỏe xương và làm giảm nguy cơ gãy xương hay không.

2. Bổ sung vitamin D không cải thiện nguy cơ gãy xương

Trong một nghiên cứu được công bố hôm 28 tháng 7 mới đây cho thấy rằng, việc sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin D không làm giảm nguy cơ gãy xương ở những người khỏe mạnh.

Cụ thể, các nhà khoa học đến từ Brisham đã tiến hành thực hiện nghiên cứu mới trên 25000 người tham gia là những người trưởng thành và khỏe mạnh, có độ tuổi trung bình là 67 tuổi. Những người tham gia nghiên cứu được chia làm hai nhóm bao gồm nhóm sử dụng giả dược với 12 944 người tham gia, và nhóm sử dụng chế phẩm bổ sung calci với 12 927 người tham gia.

Sau đó họ tiến hành theo dõi các đối tượng này trong nhiều năm liên tục và ghi nhận lại các sự cố gãy xương xảy ra.

Kết quả thu được, trong thời gian nghiên cứu đã ghi nhận 1991 sự cố gây gãy xương ở 1551 người tham gia. Trong số những người từng được ghi nhận gãy xương này, có 769 người thuộc nhóm những đối tượng bổ sung vitamin D và 782 người sử dụng giả dược.

Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận, so với sử dụng giả dược thì bổ sung vitamin D không làm giảm tổng số trường hợp gãy xương, bao gồm cả gãy xương do loãng xương như gãy xương cổ tay, gãy xương chậu,...

Vì vậy, Tác giả chính của nghiên cứu - Meryl LeBoff cho rằng, kết quả của nghiên cứu này không ủng hộ việc bổ sung vitamin D để làm giảm nguy cơ gãy xương ở những người trưởng thành khỏe mạnh.

Bổ sung vitamin D không làm xương chắc khỏe hơn - Ảnh 1.

Bổ sung vitamin D có thể không làm xương chắc khỏe như chúng ta vẫn từng nghĩ - Ảnh: Internet

3. Điểm hạn chế của nghiên cứu

Mặc dù không có sự khác biệt trong lợi ích giảm số trường hợp gãy xương ở người sử dụng bổ sung vitamin D so với người sử dụng giả dược. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bổ sung vitamin D không mang lại lợi ích.

Theo nhóm nghiên cứu, những người tham gia thí nghiệm hầu hết đều không bị thiếu hụt vitamin D, lượng vitamin D mà họ được cung cấp đủ để duy trì sức khỏe xương. Do đó kết quả của nghiên cứu không thể được áp dụng cho các trường hợp bị thiếu vitamin D, có mật độ xương thấp hoặc người bị loãng xương.

Meryl LeBoff cho biết, nghiên cứu của họ đang tập trung tìm hiểu về các thông tin như nồng độ vitamin D tự do, sự biến đổi di truyền trong hấp thụ và chuyển hóa, thụ thể vitamin D,... Từ đó xem xét liệu các thông tin này có thể giúp xác định đối tượng được lợi cho sức khỏe xương từ việc bổ sung vitamin D hay không.

Nguồn tham khảo: Vitamin D Supplements Don't Lower the Risk of Fractures, Study Finds


https://suckhoehangngay.vn/bo-sung-vitamin-d-khong-lam-xuong-chac-khoe-hon-2022080316111275.htm
Tác giả: QN