Bổ sung mangan đúng cách để cơ thể luôn khỏe mạnh

Bổ sung mangan đúng cách để cơ thể luôn khỏe mạnh
Mangan là khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể chúng ta, bổ sung mangan đúng cách sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo cho các hoạt động trong cơ thể được diễn ra bình thường.

1. Nhu cầu của mangan trong cơ thể

Mangan là khoáng chất vi lượng và cần thiết trong cơ thể với hàm lượng nhỏ, chính vì vậy ít khi chúng ta bị thiếu hụt mangan. Thống kê dưới đây sẽ giúp các bạn biết được liều lượng mangan cần có trong cơ thể mỗi ngày, để từ đó bổ sung mangan đúng cách và đầy đủ giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh. Hàm lượng khuyến cáo như sau:

- Trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi: 0,003mg/ngày

- Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: 0,6mg/ngày

- Trẻ em 1-3 tuổi: 1,2mg/ngày

- Trẻ em 4-8 tuổi: 1,5mg/ngày

- Trẻ em từ 9-13 tuổi: 1,6-1,9mg/ngày

- Thanh thiếu niên 14-18 tuổi: 1,6-2,2mg/ngày

- Người lớn từ 19 tuổi trở lên: 1,8-2,3mg/ngày

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: 2,0-2,6mg/ngày.

Trên đây là hàm lượng mangan đối với từng đối tượng, bạn nên tham khảo để bổ sung mangan đúng cách và đầy đủ.

2. Ưu tiên bổ sung bằng thực phẩm

Hiếm khi xảy ra tình trạng thiếu mangan ở con người, tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt có thể bị thiếu hụt. Bổ sung mangan đúng cách ngoài việc sử dụng thuốc chúng ta cũng có thể sử dụng những thực phẩm hằng ngày để bổ sung như:

- Yến mạch, lúa mì

- Đậu nành

- Hạnh nhân

- Tỏi

- Đinh hương

- Đậu gà

- Gạo lứt

- Dưa hấu

- Quá mâm xôi

- Chuối

- Dứa và nước ép dứa.

Trẻ sơ sinh có thể nhận được mangan thông qua sữa mẹ hoặc từ sữa dành cho các bé. Nước uống cũng có thể là nguồn mangan tốt, tuy nhiên quá nhiều sẽ gây nguy hiểm.

Đây là những thực phẩm rất giàu mangan, bạn có thể tham khảo để bổ sung mangan đúng cách cho cơ thể. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu thiếu thì cần bổ sung ngay, tránh những nguy hiểm không đáng có.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung mangan

Ngoài việc bổ sung mangan đúng cách qua thực phẩm, ta có thể bổ sung mangan qua thuốc uống. Để bổ sung mangan bằng thuốc đúng cách, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

Trước hết hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dị ứng nào với các thành phần của thuốc hoặc những dị ứng khác, để bác sĩ có thể kê đơn cũng như điều trị một cách có hiệu quả. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú thì không nên bổ sung mangan bằng thuốc, hãy đảm bảo hàm lượng mangan cần thiết đã được bổ sung qua chế độ ăn uống hằng ngày.

Ngoài ra khi sử dụng rượu, thuốc lá có thể gây ra tương tác với một số loại thuốc, bạn nên lưu ý. Những người bị bệnh gan cũng cần chú ý bởi bổ sung mangan có thể gây ra nồng độ mangan trong máu cao, và liều lượng mangan có thể phải thay đổi.

4. Nguy hiểm khi có quá nhiều mangan trong cơ thể

Mặc dù mangan có rất nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể nhưng quá nhiều có thể gây độc hại. Những người làm thợ hàn kim loại có thể tiếp xúc với bụi hoặc khí có chứa nhiều mangan gây viêm phổi. Triệu chứng có thể gồm ho hoặc viêm phế quản.

Ngoài ra dung nạp quá nhiều mangan vào cơ thể sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, các triệu chứng bao gồm rối loạn tâm lý và giảm chức năng vận động.

Chính vì vậy, cần bổ sung mangan đúng cách, tránh bị thiếu hụt hoặc thừa quá nhiều mangan trong cơ thể. Cần tìm hiểu kỹ bao nhiêu là đủ, để bổ sung hợp lý cũng như chính xác.

5. Kết luận

Với bất kỳ loại khoáng chất nào cũng vậy, chúng ta nên bổ sung theo đúng hàm lượng đã được khuyến cáo, vì như vậy sẽ giúp cơ thể ở trong trạng thái tốt nhất, khỏe mạnh nhất. Bổ sung mangan đúng cách sẽ giúp cho sức khỏe luôn được đảm bảo. Thiếu hụt mangan hay dư thừa mangan gây ra rất nhiều những phiền toái, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, công việc học tập, nguy hiểm hơn còn ảnh hưởng đến tính mạng.

Chính vì vậy phải luôn bổ sung mangan đúng cách, theo đúng nhu cầu của từng lứa tuổi, từng đối tượng. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay những lo lắng gì hãy tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ, chuyên gia để nhận được lời khuyên chính xác nhất.


Tác giả: Lan Anh