Nên uống kẽm vào lúc nào trong ngày? Hướng dẫn cách bổ sung kẽm đúng cách

Nên uống kẽm vào lúc nào trong ngày? Hướng dẫn cách bổ sung kẽm đúng cách
Uống kẽm vào lúc nào trong ngày? Ngoài việc lựa chọn nguồn bổ sung, thời gian bổ sung kẽm cũng có vai trò rất quan trọng. Bởi nếu sử dụng sai thời điểm, lượng kẽm được bổ sung sẽ gây ra tác dụng không mong muốn.

Cũng như vitamin và khoáng chất, kẽm chỉ nên được bổ sung vào một số thời điểm trong ngày. Vậy bổ sung kẽm vào thời gian là hợp lý? Có nên sử dụng các viên uống kẽm trong thời gian kéo dài hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Vai trò và tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Kẽm là một yếu tố vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu kẽm sẽ dẫn tới một số bệnh lý như: tiểu đường, xơ vữa động mạch, rối loạn thần kinh, bệnh Alzheimer, rối loạn thị lực, suy giảm thính giác, loét miệng, các vết thương trở nên khó lành, rụng tóc và các bệnh về xương khớp,...

uống kẽm vào lúc nào trong ngày

Kẽm là một yếu tố vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. (Ảnh: Internet)

1.1. Kẽm tốt cho não bộ

Kẽm kết hợp với vitamin B6 giúp chất dẫn truyền trong não bộ hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, kẽm cũng là chất rất cần thiếu để vùng đổi hải mã - khu vực trung tâm của não bộ hoạt động một cách hiệu quả. 

1.2. Kẽm giúp tóc chắc khỏe 

Việc cung cấp đầy đủ kẽm cho cơ thể sẽ giúp bạn có một mái tóc dày và khỏe đẹp hơn. Lý do là kẽm có tác dụng rất tốt trong việc kích thích mọc tóc. Nếu cơ thể bị thiếu hụt kẽm sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc. 

1.3. Kẽm giúp làn da mịn màng, căng bóng

Kẽm có khả năng giảm nhiễm khuẩn gây mụn và điều chỉnh lượng dầu trên da. Do đó, việc cung cấp đầy đủ kẽm cho da loại bỏ mụn trứng cá. Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình sản xuất collagen, mang đến cho bạn một làn da căng bóng, mịn màng. 

1.4. Kẽm tốt cho mắt

Kẽm có tác dụng rất tốt cho mắt. Kẽm giúp hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc. Việc cơ thể thiếu hụt kẽm sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm thị lực do mắt không được nhận đủ lượng vitamin A cần thiết. Ngoài ra, thiếu hụt kẽm là nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người cao tuổi. 

1.5. Kẽm tốt cho xương khớp

Bên cạnh canxi thì kẽm cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương khớp, giúp xương khỏe mạnh. Thiếu hụt kẽm sẽ dẫn đến các bệnh về xương khớp, ảnh hưởng tới quá trình phát triển và hình thành xương cũng như collagen thay mới để xương khỏe mạnh. 

1.6. Uống kẽm giúp cân bằng nội tiết 

Một trong các tác dụng khác của kẽm là giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. 

+ Kẽm kích thích tố sinh sản và tố tuyến giáp

+ Kẽm là yếu tố cần thiết trong việc sản xuất insulin, giúp điều tiết lượng đường trong máu

+ Bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp các yếu tố nội tiết trong cơ thể cân bằng, giúp bạn luôn cảm thấy khỏe mạnh. 

2. Nhu cầu kẽm của cơ thể

Lượng kẽm cần thiết cho mỗi lứa tuổi được biểu hiện ở bảng dưới đây:

Độ tuổi

Nhu cầu kẽm

0 -> 6 tháng tuổi

2 mg/ngày

7 -> 12 tháng

3 mg/ngày

4 -> 8 tuổi

5 mg/ngày

Nam giới: 9 -> 13 tuổi

8 mg/ngày

Nam giới trên 14 tuổi

11 mg/ngày

Phụ nữ trên 19 tuổi

8 mg/ngày

Phụ nữ có thai 

11-12 mg/ngày

Phụ nữ đang cho con bú

12 - 13 mg/ngày

3. Nên uống kẽm vào lúc nào trong ngày?

Uống kẽm vào lúc nào tốt nhất? Để uống kẽm đúng cách, bạn nên uống kẽm sau khi ăn tầm 30 phút. Duy trì uống trong khoảng thời gian 2- 3 tháng sau đó tạm dừng một thời gian để cơ thể có thể hấp thụ hết lượng kẽm đã được bổ sung. 

Trong thời gian uống kẽm, bạn có thể uống bổ sung thêm các loại vitamin như A, B, C để tăng khả năng hấp thụ kẽm. 

Một số lưu ý khác khi uống bổ sung kẽm:

- Tránh sử dụng các viên uống bổ sung kẽm trước và sau khi tiêu thụ sữa.

- Không bổ sung viên uống kẽm cùng lúc với các viên sắt và canxi. Bởi chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể. Sắt và canxi nên được bổ sung cách thời gian uống viên kẽm ít nhất là 2 giờ.

- Không kết hợp viên uống bổ sung kẽm với các viên uống bổ sung đồng. Bởi kẽm sẽ ngăn cản cơ thể hấp thụ đồng và khiến cho cơ thể thiếu hụt đồng.

uống kẽm vào thời gian nào trong ngày

Một số thực phẩm giàu kẽm gồm: hải sản, các loại đậu,hạt óc chó, khoai lang, bông cải xanh,... (Ảnh: Internet)

Ngoài các viên uống bổ sung kẽm, bạn cũng nên bổ sung thêm các nguồn kẽm từ thực phẩm. Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm: hải sản (tôm, cua, hàu…), các loại đậu (đậu lăng, đậu hoà lan, đậu lima…), quả hạt (óc chó, hạt hướng dương, hạt điều…) và rau xanh (bông cải, rau bina…).

Thời điểm bổ sung kẽm có vai trò quyết định đến hiệu quả của lượng kẽm được dung nạp. Ngoài ra, bổ sung kẽm đúng thời điểm còn là cách để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.


Tác giả: Thùy Dung