Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chứng tràn dịch telogen liên quan đến COVID-19 (rụng tóc quá nhiều) thường xảy ra từ một đến hai tháng sau khi bị nhiễm COVID-19. Theo nghiên cứu, có tới 60% những người bị nhiễm COVID-19 gặp tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới. Tình trạng rụng tóc hậu COVID-19 được cho là căng thẳng của bệnh tật đã kích hoạt giai đoạn rụng tóc gọi là telogen effluvium (TE).
Biotin là một loại vitamin B thiết yếu giúp cơ thể lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ carbohydrate, protein và chất béo nên có thể nói Biotin là một loại vitamin quan trọng cho các chức năng trong cơ thể. Nhiều loại thực phẩm bao gồm lòng đỏ trứng, các loại hạt và các loại đậu có chứa một lượng nhỏ Biotin.
Thoạt nhìn Biotin có vẻ là loại vitamin tốt và phù hợp nhất trong các loại vitamin trị rụng và giúp mọc tóc sau COVID-19 nhờ tăng sản xuất keratin. Nhưng trên thực tế, Biotin chỉ giúp làm giảm các triệu chứng rụng tóc nếu như sau mắc COVID-19 bạn bị thiếu hụt Biotin. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ những bệnh nhân bị thiếu hụt Biotin mới đạt được sự cải thiện về tình trạng rụng tóc trên lâm sàng sau khi bổ sung Biotin hàng ngày, trong khi nhóm có mức độ Biotin cơ bản bình thường sau COVID-19 không nhậ được lợi ích gì. Như vậy có thể hiểu rằng Biotin không phải là một loại thuốc chữa rụng tóc, tóc mỏng hoặc hói (1).
NIH cũng cho biết, bổ sung các vi chất dinh dưỡng thông qua đường uống là một phương pháp khả thi có thể giảm bớt tình trạng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rụng tóc sau COVID-19 và hỗ trợ tóc mọc lại ở những người được phát hiện thiếu hụt.
NIH cũng nhấn mạnh việc lợi ích của bổ sung các vi chất dinh dưỡng đường uống trong việc cải thiện quá trình rụng tóc TE vẫn chưa được chính thức kết luận thống nhất và cần có các nghiên cứu sâu hơn để có thể chắc chắn.
Vì thế mà để xem cách giúp mọc tóc và kiểm soát rụng tóc hậu COVID-19, tốt nhất bạn nên kiểm tra mức Biotin trong lần khám sức khỏe tiếp đó. Điều này sẽ giúp bạn không bị sa đà vào những quảng cáo không phù hợp với tình trạng của bản thân.
Đọc thêm:
- Kích thích mọc tóc nhanh nhất từ quả chuối
- 8 phương pháp chăm sóc tóc xơ rối tại nhà vô cùng hiệu quả
Vậy với người bị thiếu hụt Biotin sau COVID-19 thì có thể bổ sung từ đâu?
Ngoài thực phẩm bổ sung thì các thức ăn có nồng độ Biotin đáng chú ý bao gồm: lòng đỏ trứng; gan lợn; yến mạch; mầm lúa mì và ngũ cốc nguyên hạt; các loại hạt và đậu; cơm; rau bina và súp lơ; phô mai, sữa bò; thịt lợn, thịt bò và thịt gà; cá hồi; táo, chuối và cà chua; cà rốt, rau diếp và khoai tây.
Theo FDA thì không có chế độ ăn khuyến nghị hàng ngày cho Biotin. Tuy nhiên theo ước tính một ngày người trưởng thành tiêu thụ khoảng 30mcg Biotin (2) có thể là đủ. Với thực phẩm bổ sung bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ để có liều lượng phù hợp.
Có nhiều nghiên cứu và các bằng chứng mâu thuẫn liên quan tới các vitamin và vấn đề rụng tóc. Mặc dù vitamin và khoáng chất có các cách thức tác động khác nhau tới sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận biết một cách rõ ràng.
Do vậy điều mà bạn cần nhớ chính là vitamin có thể hiệu quả với người này nhưng có thể không có kết quả tốt ở người khác. Quan trọng là cơ thể bạn đã phải chiến đấu chống lại virus khiến chứng rụng tóc có liên quan tới yếu tố căng thẳng. Bạn nên nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng và uống nhiều nước để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Dưới đây là một số vitamin mà bạn có thể tham khảo cùng các lựa chọn thay thế nếu bạn bị rụng tóc hậu COVID-19:
Sắt đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng của tế bào và tế bào tóc cũng vậy. Hồng cầu của cơ thể cần sắt để tạo ra các huyết sắc tố góp phần vào sự phát triển của tóc nên thiếu sắt có thể gây ra rụng tóc. Đối với TE, sự thiếu hụt sắt có thể khiến cơ thể căng thẳng hơn.
Và mặc dù vẫn còn gây tranh cãi nhưng dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân bị rụng tóc hậu COVID-19, việc đánh giá nồng độ ferritin trong huyết thanh để đánh giá khả năng dự trữ sắt và việc bổ sung sắt qua đường uống có thể giúp tóc mọc lại bất cứ khi nào nồng độ ferritin trong huyết thanh thấp hơn ngưỡng tham chiếu (3).
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh nổi bật. Tocopherols và tocotrienols là các dẫn xuất vitamin E thường được sử dụng trong các chất bổ sung đường uống giúp mọc tóc do khả năng ức chế quá trình peroxy hóa lipid và giảm căng thẳng oxy hóa nang tóc (4).
Dữ liệu từ nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa tình trạng TE và nồng độ vitamin D huyết thanh thấp (5). Nên khi đánh giá bệnh nhân rụng tóc hậu COVID-19 việc xét nghiệm nồng độ 25-hydroxyvitamin D (để đánh giá tình trạng thiếu vitamin D) thường được chỉ định.
Các thụ thể vitamin D trong các tế bào nang tóc và có khả năng điều chỉnh sự tăng sinh tế bào sừng và chu kỳ phát triển của tóc. Hơn nữa, trong COVID-19 vitamin D là một chất bổ sung đã trở nên phổ biến nhờ khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch.
Kẽm là một nguyên tố vi lượng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phục hồi nang tóc và sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa kẽm đã được chứng minh là đóng vai trò thiết yếu trong nhiều dạng rụng tóc, đặc biệt là TE (6). Cũng có các bằng chứng khác cho thấy bổ sung kẽm có thể giúp gia tăng đáng kể độ dày tóc ở phụ nữ đang bị rụng tóc.
Tương tự như vitamin D, trong đại dịch COVID-19 thì kẽm cũng được biết đến với vai trò thúc đẩy hệ miễn dịch nên kẽm được khuyên dùng cho những bệnh nhân bị rụng tóc hậu COVID-19 khi có nồng độ kẽm bị thiếu hụt dựa trên xét nghiệm cụ thể.
Nhìn chung, để đánh giá thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp để cải thiện tình trạng rụng tóc hậu COVID-19 bạn cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá chỉ số thiếu hụt gây rụng tóc là gì, từ đó bổ sung phù hợp với tình trạng của bản thân. Đó có thể là Biotin, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin E,... thậm chí là cần kết hợp các biện pháp trị liệu giảm thiểu căng thẳng có liên quan mật thiết tới TE.
Nguồn dịch:
1. Complementary Strategies to Promote Hair Regrowth in Post-COVID-19 Telogen Effluvium
2. Biotin for hair growth: Dosage and side effects