Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em: những điều bố mẹ cần nhớ

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em: những điều bố mẹ cần nhớ
Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, theo thống kê số bệnh nhân viêm mũi dị ứng chiếm tới 40-45% ở các nước phát triển. Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường gây nên những triệu chứng khó chịu cho trẻ khiến các bậc phụ huynh lo lắng.

1. Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ xâm nhập, đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên, phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là chất gây ra bệnh dị ứng. 

Bố mẹ phải cẩn thận với bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em - Ảnh 1.

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ xâm nhập qua đường hô hấp

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường xuất hiện ở tuổi nhỏ và gây ra bởi kháng thể E của cơ thể ( IgE) để chống lại các tác nhân dị ứng tấn công mũi-xoang. Sự mẫn cảm với các chất gây dị ứng có thể bắt đầu ở trẻ em hơn 2 tuổi. Tuy nhiêu, sự mẫn cảm ở trẻ em 4-6 tuổi thường phổ biến hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng các tác nhân dị ứng trong nhà cũng có thể tác động lên trẻ dưới 2 tuổi.

2. Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng ở trẻ em

- Do sự biến đổi của khí hậu, tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng, mật độ dân cư đông đúc…  Và do các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) như bụi nhà, thực phấm (trứng sữa. các loại hải sản…), thuốc, phấn hoa, sự thay đổi các yếu tố của môi trường: độ ẩm. nhiệt độ… nội tiết tố, vi khuẩn, vi rút… dị ứng tuỳ thuộc từng cơ thể của trẻ.

- Y học đã đưa ra các biến đổi ở trẻ có cơ địa dị ứng: Tăng bạch cầu eosino trong máu và dịch tiêt niêm mạc, khả năng gan histamine của huyết thanh giam, và gần đây theo nghiên cứu của lshizaka và .lohanson. vai trò của IgE trong máu và dịch tiết, nhất là vai trò cua tế bào lympho trong cơ chế tăng và ức chế tạo IgE.

Một số nghiên cứu khác còn cho thấy rằng, khi tiếp xúc với dị nguyên , trẻ em có thể mẫn cảm dần dần do đó mọi trẻ đều có thể bị dị ứng. Tình trạng mẫn cảm phụ thuộc vào liều lượng và thời gian tiếp xúc với với dị nguyên. 

- Trẻ bị dị ứng có thể sống một thời gian dài mà không có biểu hiện thành bệnh lý trong khi đó các xét nghiệm chứng tỏ tình trạng dị ứng của cơ thể như nghiệm ứng da, hoặc nghiệm ứng đặc hiệu khác vẫn dương tính. 

-Thế cân bằng này không ổn định và bệnh dị ứng sẽ xuất hiện khi có một số yếu tố thuận lợi: tiếp xúc ồ ạt với dị nguyên vượt quá ngưỡng, yếu tố tinh thần căng thẳng, stress, yếu tố nội tiết , trẻ em nam mắc bệnh hen nhiều hơn nữ, bệnh dị ứng tăng hay giảm đi khi trưởng thành…

3. Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với các dị nguyên trẻ bị viêm mũi dị ứng sẽ có những phản ứng:

- Ngứa mũi, trẻ thường lấy tay day vào mũi và hắt hơi theo từng hồi.

- Ngạt mũi, thở khó nhiều khi phải thở bằng miệng

- Chảy nhiều nước mũi trong, loãng

- Chảy nước mắt, có thể kèm theo ngứa mắt, tai, kêu đau đầu, họng…

4. Phòng ngừa và điều trị

Với những trẻ có cơ địa dị ứng cần chú ý

- Không nên nuôi các loại động vật như chó, mèo trong nhà

- Không gian sống cần sạch sẽ, thoáng mát

- Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, vải bọc ghế, bọc đệm… nhằm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt).

- Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang cho trẻ

- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh

- Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất trong trái cây, rau xanh, các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng…

Khi trẻ có dấu hiệu của viêm mũi dị ứng kéo dài, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.


Tác giả: Lan Dương