Viêm tai ngoài ở trẻ em là tình trạng vách ngăn của tai giữa và tai trong bị rách bởi những tác động từ bên ngoài hoặc một căn bệnh liên quan. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng viêm tai ngoài chỉ là một trong những tổn thương nhỏ ở bề ngoài của vùng tai.
Chính vì quan niệm sai lầm đó mà rất nhiều trẻ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như cảm giác đầy tai, ngứa tai, chảy dịch ngoài cửa tai, nổi hạch vùng cổ hoặc tai bị giảm sức nghe,… Do đó, các bậc phụ huynh không nên xem thường căn bệnh này.
Viêm tai ngoài ở trẻ em là một trong những bệnh lý rất thường hay gặp phải ở trẻ nhỏ. Cũng giống như viêm tai giữa, bệnh nhân bị viêm tai ngoài thường có triệu chứng đau tai. Ngoài ra, khi trẻ mắc bệnh viêm tai giữa, người bệnh sẽ gặp phải một số dấu hiệu sau đây:
Bệnh nhân bị viêm tai ngoài thường có triệu chứng đau tai
- Viêm tai ngoài khiến tai đau, ngứa, cảm giác khó chịu do sưng trong vùng tai và ống tai.
- Cơn đau thường tăng lên khi người bệnh dùng tay kéo vành tai hay ấn vào nắp tai.
- Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu đặc trưng khác như cảm giác đầy tai, ngứa tai, chảy dịch ngoài cửa tai hoặc tai giảm sức nghe, sốt cao, ống tai ngoài sưng đỏ, nổi hạch vùng cổ hoặc tai chảy dịch,..
- Trẻ quấy khóc, khó ngủ, gãi tai, khóc khi ăn, khóc khi ấn hoặc khi sờ vào phần trái tai. Đồng thời, khi nhìn vào tai có thể thấy ống tai bị sưng, đỏ, có thể có chảy nước trông như mủ.
- Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em nếu viêm nhiễm nặng do vi khuẩn có thể gây đau nhói, chảy mủ tai và làm giảm khả năng nghe.
Vốn dĩ trẻ nhỏ chưa có khả năng tự bảo vệ tai nên rất dễ khiến tai bị tổn thương gây viêm. Bên cạnh đó, sức đề kháng của trẻ quá yếu nên khi vùng tai bị tổn thương sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng rất phức tạp. Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải quan sát và theo dõi các biểu hiện của trẻ, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu lạ liên quan tới tai thì cần thiết đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị kịp sớm. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý đến một số nguyên nhân gây ra tình trạng tổn thương vùng tai ngoài ở trẻ như:
Để nước bắn vào tai khi trẻ tắm là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai ngoài
- Ngoáy tai cho trẻ không đúng cách hoặc ngoáy bằng các dụng cụ vệ sinh tai cứng, chưa được khử trùng. Những dụng cụ này sẽ rất dễ gây ra tình trạng trầy xước tai, làm vi khuẩn từ ráy tai theo đó tấn công vào bên trong tai gây viêm.
- Sau khi tắm, nước bẩn, xà phòng vẫn còn đọng trong tai. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển nhanh chóng.
- Một số bệnh ngoài da như viêm da hay vẩy nến cũng là tác nhân gây ra bệnh viêm tai.
Tưởng chứng viêm tai ngoài chỉ là những tổn thương bên ngoài tai, nhưng những biến chứng của nó lại rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nếu không được tiến hành điều trị bệnh kịp thời, trẻ sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng phức tạp như:
- Thủng màng nhĩ: Viêm tai ngoài khiến cho khả năng truyền dẫn thính lực gặp trở ngại, hình thành sự mất cân bằng áp lực khoang ngoài và trong tai gây hiện tượng thủng màng nhĩ.
- Gây suy giảm thính lực: Đối với viêm tai ngoài ở trẻ em mức độ nặng, chuỗi xương nghe bị tổn thương khiến cho thính lực suy giảm rõ rệt. Chính sự truyền dẫn bị gián đoạn là nguyên nhân gây ù tai, điếc tai, tổn thương thần kinh trung ương thính giác.
Nếu không được điều trị kịp thời viêm tai ngoài ở trẻ em có thể biến chứng nguy hiểm
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Cơn đau tai cũng "đánh thức" giấc ngủ của trẻ khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm. Kèm theo đó là các triệu chứng sốt, buồn nôn, sợ lạnh, tiêu chảy, chán ăn,…
- Có thể gây tử vong: Vị trí màng nhĩ ở cách sọ não rất gần. Chính vì thế, khi mắc phải căn bệnh này trẻ rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như viêm màng não – áp xe não – viêm tĩnh mạch huyết khối. Nếu trẻ bị sốt cao, suy hô hấp nghiêm trọng cần phải cấp cứu ngay lập tức, vì nguy cơ gây tử vong là rất cao.
Điều trị chung nhất gồm thuốc kháng sinh nhỏ tai (Cortisporin, Volsol, Cipro) có hay không có kèm kháng sinh uống. Những loại thuốc này nên dùng trực tiếp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu ống tai bị sưng đến nỗi thuốc không vào được, sẽ cần "một cái bấc" (một mảnh nhỏ vải hút nước hoặc bằng cotton) nhúng vào thuốc và giữ bấc trong ống tai. Trong trường hợp này, bấc sẽ cần thấm lại bằng thuốc nhỏ ba hoặc bốn lần một ngày.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến việc vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ. Đây là cách giúp các bé tránh được tình trạng vi khuẩn lây lan và xâm nhập vào bên trong.
Dùng thuốc kháng sinh nhỏ vào tai là cách điều trị hiệu quả
- Trong khi điều trị, bé cần hạn chế sử dụng tai nghe, hạn chế đi bơi, không để nước vô tai trong khi tắm bằng cách đặt cục gòn tại cửa tai.
- Mẹ cũng cần đảm bảo phải luôn giữ cho ống tai của bé được khô ráo, sạch sẽ để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi nảy nở. Các mẹ có thể dùng tăm bông để lau khô vành tai ngoài cho trẻ mỗi khi tắm, tránh nước vào bên trong tai.
Thông thường, nếu tuân thủ cách chăm sóc và cách chữa viêm tai ngoài đúng cách, bé sẽ có dấu hiệu cải thiện trong khoảng một vài ngày. Tình trạng nhiễm trùng cũng sẽ biến mất sau khoảng 1 tuần nếu được điều trị thích hợp.