Bố mẹ đã hiểu đúng về bệnh tưa lưỡi ở trẻ chưa?

Bố mẹ đã hiểu đúng về bệnh tưa lưỡi ở trẻ chưa?
Bệnh tưa lưỡi ở trẻ là căn bệnh rất phổ biến do nấm gây nên. Đây là căn bệnh hầu như trẻ nào cũng gặp, tuy không nguy hiểm nhưng khiến bé khó chịu, quấy khóc, thậm chí là bỏ bú do cảm giác đau rát khi bé nuốt sữa, nuốt thức ăn.

1. Bệnh tưa lưỡi ở trẻ là gì?

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ do một loại nấm thông thường và vô hại gây ra. Tưa lưỡi chính là những mảng màu trắng trên bề mặt lưỡi, thậm chí có cả trong niêm mạc miệng. Chúng thường bám vào bề mặt lưỡi rất chặt, gây khó chịu thâm chí là khiến trẻ nhỏ cảm thấy đau, vướng víu khi nuốt sữa, nuốt thức ăn.

Bố mẹ đã hiểu đúng về bệnh tưa lưỡi ở trẻ chưa? - Ảnh 1.

Hình ảnh bệnh tưa lưỡi ở trẻ (Ảnh: Internet)

2. Nguyên nhân gây bệnh tưa lưỡi ở trẻ

Nguyên nhân gây ra bệnh tưa lưỡi ở trẻ em được chia làm ba loại: do nấm, do thuốc kháng sinh và do virus.

- Thủ phạm  do nấm chính là loại nấm Candida, một loại nấm cư trú trong đường ruột. Loại nấm này là nguyên nhân chính gây tưa lưỡi vì chúng tạo ra các mảng đốm trắng có kèm theo cặn trên niêm mạc lưỡi của bé. Khi trên lưỡi xuất hiện các đốm trắng này, trẻ sẽ thấy đau rát, thậm chí là bỏ ăn..

- Trẻ uống nhiều thuốc kháng sinh cũng có thể bị tưa lưỡi. Thuốc kháng sinh nếu được sửa dụng trong một thời gian dài sẽ tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và vô tình làm sinh sôi những vi  khuẩn có hại, là thủ phạm gây ra nhưng mảng trắng hay còn gọi là tưa lưỡi trong miệng bé.

- Nguyên nhân do virus: Một số loại virus tấn công vào niêm mạc bé gây lở loét, từ đó vi khuẩn gây hại sẽ trú ngụ bên dưỡi những vết thương này, tạo thành những mảng trắng, có thể bong ra trên mặt lưỡi. Đó là khi bé đã bị tưa lưỡi.

3. Các triệu chứng bệnh tưa lưỡi ở trẻ

Có những trẻ có những biểu hiện rất rõ ràng khi bị tưa lưỡi nhưng một số trẻ lại không. Tuy nhiên đây là một số triệu chứng thường gặp nhất:

- Xuất hiện các mảng trắng trên bề mặt lưỡi, có kèm theo cặn nhỏ như cặn sữa, tuy nhiên khó rửa trôi. Nếu có thể rửa được thì đó có thể là cặn sữa hoặc phô mai.

- Bé quấy khóc khi bú hoặc nuốt bất cứ thứ gì. Điều này xuất phát từ nguyên nhân những mảng trắng gây đau, thậm chí là rất đau nếu bé bị nhiễm nấm nặng.

Bố mẹ đã hiểu đúng về bệnh tưa lưỡi ở trẻ chưa? - Ảnh 2.

Tưa lưỡi khiến trẻ đau và quấy khóc (Ảnh: Internet)

Không chỉ xuất hiên trên lưỡi, có thể phát hiện bé bị tưa lưỡi dựa vào những vết hăm tách biệt hoàn toàn với những vùng hăm bên cạnh. Quanh rìa của vùng hăm có xuất hiện những chấm đỏ. Tuy nhiên những vùng hăm này lại không bao giờ xuất hiện trên mông.

4. Chăm sóc như thế nèo khi bé bị tưa lưỡi.

Khi bị tưa lưỡi, bé rất dễ đau khi nhai, nhuốt thực phẩm, vì thế nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy lựa chọn những món mềm nhất có thể, ở dạng lỏng để hạn chế việc bé bị đau.

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho bé dùng những loại thức ăn mềm, dạng lỏng để miệng bé không bị đau rát. Trong quá trình mang bệnh, bạn không nên để bé tiếp xúc với các bé khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Bố mẹ đã hiểu đúng về bệnh tưa lưỡi ở trẻ chưa? - Ảnh 3.

Mẹ nhớ vệ sinh lưỡi cho bé thường xuyên (Ảnh: Internet)

Bạn nên vệ sinh miệng cho bé hàng ngày. Với bé bú bình, bạn có thể cho bé uống 1-2 thìa nước sôi để nguội sau khi bú và dùng miếng gạc nhỏ, nhúng nước muối loãng pha ấm, lau nhẹ lưỡi, lợi cho bé. 

Bạn cần bế bé đứng hoặc ngồi (tránh tư thế nằm) và tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi vì có thể kích thích các cơ ở họng, khiến bé bị nôn trớ. Với bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bạn không nhất thiết phải cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội sau khi bú.

Mẹ hãy vệ sinh miệng cho bé hàng ngày bằng mật ong nếu bé đã trên 1 tuổi vì đưỡng trong mật ong có tính sát khuẩn rất tốt. Vệ sinh răng miệng cũng như dụng cụ pha sữa sạch sẽ mỗi ngày sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ tưa lưỡi ở bé.

Nên cho bé ăn các loại quả lạnh như xoài, lên. Không nên cho bé ăn các loại quả có tính nóng vì bé dễ khó chịu trong người.

Bố mẹ đã hiểu đúng về bệnh tưa lưỡi ở trẻ chưa? - Ảnh 4.

Mẹ nên cho bé ăn các loại hoa quả có tính lạnh (Ảnh: Internet)

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên