Biểu hiện và cách điều trị sốt siêu vi phát ban ở trẻ

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Biểu hiện và cách điều trị sốt siêu vi phát ban ở trẻ
Sốt siêu vi phát ban ở trẻ tuy không nguy hiểm nhưng tuyệt đối không nên xem thường. Nếu để bệnh biến chứng có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ lâu dài.

Nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan khi cho rằng sốt siêu vi phát ban ở trẻ là căn bệnh dễ điều trị, không để lại biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị cẩn thận, đúng cách, bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, không lường trước được.

1. Sốt siêu vi phát ban là bệnh gì?

Sốt phát biên siêu vi do nhiều loại virus gây nên, điển hình như virus sởi, virus Rubella, virus đường ruột ECHO… Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi.

2. Biểu hiện của sốt siêu vi phát ban ở trẻ

Sốt siêu vi phát ban ở trẻ được phân thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu và đặc điểm riêng. Việc nhận biết sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ dàng tìm cách điều trị phù hợp:

2.1. Giai đoạn ủ bệnh, phát ban

- Trẻ quấy khóc, không chịu ăn, mất ngủ.

- Nhiệt độ cơ thể tăng cao, trên 38 độ C

- Sốt cao kèm ho, chảy nước mũi và mắt đỏ

2.2. Giai đoạn phát triển, phát ban

Lúc này, nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ giảm xuống, không còn sốt, các nốt ban đỏ cũng bắt đầu hiện lên. Kèm theo đó là các dấu hiệu như tiêu chảy, phân lỏng.

Các nốt ban xuất hiện vùng mặt, cổ, bụng và ngực… Chúng hình thành bọc nước màu đỏ, lan rộng khắp cơ thể trẻ. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, những nốt ban này sẽ dần thuyên giảm, biến mất sau 3-5 ngày.

2.3. Giai đoạn sau phát ban

Ở giai đoạn này, các nốt ban sẽ biến mất và không để lại vết thâm. Tuy nhiên, nếu trẻ trong quá trình điều trị, trẻ bị nhiễm khuẩn, lở loét sẽ để lại sẹo. Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi phát ban

Vào thời điểm chuyển mùa, trẻ rất dễ bị sốt phát ban. Do đó, cha mẹ cần chú ý đề phòng.

3.1. Hạ nhiệt, giảm sốt

Đối với trẻ sốt siêu vi phát ban, bạn nên theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và chườm ấm trong khoảng 5-7 phút. Tiếp đó là đặt thuốc hạ sốt dạng viên ở hậu môn hoặc cho trẻ sử dụng theo đường uống. Trong trường hợp sau khi đã uống hạ sốt nhưng nhiệt độ vẫn không giảm, bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol theo liều lượng 10mg - 15 /1kg/lần. Mỗi lần nên cách nhau 6 tiếng.

3.2. Bù đủ nước, điện giải

Để bù lượng nước đã mất do việc toát mồ hôi, phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước trái cây, súp hoặc oresol. Các loại này có nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh.

Sau khi đã áp dụng các cách trên, nếu tính trạng sốt siêu vi phát ban ở trẻ vẫn không thuyên giảm và có dấu hiệu trở nên xấu hơn, cha mẹ cần nhanh chóng chưa đến cơ r sở y tế gần nhất. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra và chẩn đoán, đưa ra biện pháp điều trị thích hợp, tránh để lại biến chứng.

4. Khi nào trẻ bị sốt siêu vi phát ban cần đến bệnh viện?

Nếu phát hiện trẻ bị sốt siêu vi phát ban xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ:

- Nhiệt độ cơ thể không giảm sau khi đã sử dụng thuốc hạ sốt.

- Nhiệt độ cơ thể trên 39 độ C hoặc sốt trên 38 độ và kéo dài quá 3 ngày.

- Các nốt phát ban không dần biến mất sau 3 ngày.

- Trẻ có sức khỏe yếu, dưới 6 tháng tuổi.

- Trẻ đi ngoài ra phân lỏng, tiêu chảy.

Khi các dấu hiệu sốt siêu vi phát ban ở trẻ không thuyên giảm sau, các bậc phụ huynh nên đưa con đến trung tâm y tế, bệnh viện. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xác định các kháng thể và đưa ra chỉ định điều trị thích hợp.


Tác giả: Lê Thọ Hưng