Biểu hiện say nắng và đột quỵ vào mùa nắng nóng dễ gây nhầm lẫn

Biểu hiện say nắng và đột quỵ vào mùa nắng nóng dễ gây nhầm lẫn
Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa say nắng và đột quỵ mà không biết rằng sự nhầm lẫn này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Theo các bác sĩ, say nắng chỉ khiến cơ thể mệt mỏi nhất thời nhưng đột quỵ có thể để lại di chứng suốt đời, thậm chí có thể gây ra tử vong. Do vậy bạn cần phân biệt rõ biểu hiện say nắng và đột quỵ để có những cách xử lý kịp thời.

1. Bản chất của say nắng

Khi hoạt động quá sức, kéo dài dưới trời nắng khiến nhiệt độ cơ thể bị đẩy lên cao. Các bộ phận khác trong cơ thể đình công tạo nên hiện tượng say nắng.

Nắng gắt làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Đối với những người phải lao động hoặc di chuyển nhiều dưới thời tiết nắng nóng việc trang bị những dụng cụ che chắn là điều cần thiết.

Khi nhiệt độ bên ngoài quá cao bắt buộc cơ thể cần nhiều nước hơn cho việc làm hạ thân nhiệt, điều này dẫn đến tình trạng mất nước. Khi chiếc máy điều hòa cơ thể bị làm nóng vượt ngưỡng và không còn đủ nước để làm mát gây ra mất khả năng cân bằng. Lúc này những hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt, tay chân kiệt sức, đầu bị choáng, buồn nôn,.. thậm chí có thể lên cơn co giật được gọi tắt là say nắng.

Biểu hiện say nắng và đột quỵ vào mùa nắng nóng dễ gây nhầm lẫn - Ảnh 2.

Khi nhiệt độ quá cao dễ khiến bạn bị say nắng - Ảnh Internet

2. Nguyên nhân gây ra đột quỵ phần lớn dẫn đến từ say nắng

Thời tiết nắng nóng mùa hè ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, nhất là những người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp. Phần lớn mọi người thường bị nhầm lẫn giữa biểu hiện của say nắng và đột quỵ mà không hiểu rõ biểu hiện của từng bệnh.

Đột quỵ là mức độ nghiêm trọng nhất khi bị say nắng. Có đến 80% nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là do tình trạng mất nước ở người say nắng. Cụ thể là do lượng dung môi giúp máu lưu thông ít đi, độ kết dính trong máu lúc này tăng cao và mạch máu lồi lõm. Việc này khiến cho cục máu đông cản trở việc tuần hoàn, máu đột ngột không được cung cấp lên não gây ra đột quỵ.

3. Tránh nắng nóng mùa hè để phòng ngừa say nắng và đột quỵ

Với một số trường hợp không thể tránh việc say nắng bằng cách trú trong bóng dâm. Bởi công việc đòi hỏi sự di chuyển hoặc công việc yêu cầu cần làm dưới trời nắng. Do vậy để tránh say nắng và đột quỵ chúng ta cần tránh nắng một cách có ý thức.

Luôn đội mũ, nón khi di chuyển dưới trời nắng. Mặc áo dài tay chất liệu thoáng mát, nhẹ. Bạn không nên mặc áo chống nắng quá dày vì nghĩ có thể chống tia UV bởi áo quá dày chỉ gây ra bức bí và tăng nhiệt độ của cơ thể mà thôi.

Hãy nhớ uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để bù nước cho cơ thể. Theo dõi dự báo thời tiết trước khi di chuyển nhiều dưới nắng để chuẩn bị đủ những trang phục cần thiết nhất tránh bị say nắng.

Biểu hiện say nắng và đột quỵ vào mùa nắng nóng dễ gây nhầm lẫn - Ảnh 3.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể để bù lượng nước hao hụt vào những ngày nắng nóng - Ảnh Internet

Ngoài ra, để tránh sốc nhiệt bạn cần có khoảng thời gian để thân nhiệt dần chuyển đổi. Nhiệt độ trong phòng không nên quá cách biệt với môi trường bên ngoài, nhiệt độ thích hợp nhất chính là từ 26 đến 28 độ C.

4. Bảo vệ cơ thể từ bên trong

Để tránh say nắng và đột quỵ thì những cách tránh nắng nóng từ bên ngoài thôi là chưa đủ. Bạn cần giữ cho mình một sức khỏe tốt để có được cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Bổ sung cho cơ thể vitamin C, trái cây tươi. Hạn chế uống cà phê, rượu, bia, ngủ đủ giấc để tránh được nguy cơ mắc say nắng và đột quỵ.

Đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp, tim cần mang thuốc theo mỗi khi đi ra ngoài. Người lớn tuổi nên ở nhà vào buổi trưa để tránh được nguy cơ say nắng.

Có thể tùy theo thể trạng của cơ thể mà bổ sung thực phẩm chức năng để nuôi dưỡng mạch máu, đề phòng hiện tượng máu đông. Nên sử dụng những loại thực phẩm bổ sung cho sức khỏe huyết áp, tim mạch, phòng ngừa đột quỵ một cách tốt nhất.


Tác giả: Nắng Mai