Viêm mào tinh hoàn chủ yếu xảy ra ở độ tuổi dậy thì và thanh niên trưởng thành, là hiện tượng mào tinh hoàn bị vi khuẩn virus xâm nhập gây viêm nhiễm đau nhức, sưng tấy.
Viêm mào tinh hoàn phần lớn do các vi khuẩn Chlamydia trachomatis, E.coli, Escherichia coli, vi khuẩn lậu … gây nên.
Bệnh viêm mào tinh hoàn phổ biến ở nam giới trong độ tuổi vị thành niên từ 15- 35 tuổi. Một số yếu tố liên quan đến thể trạng hoặc yếu tố tình dục có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm mào tinh hoàn, bao gồm:
- Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng cũng như không sử dụng biện pháp phòng tránh lây nhiễm hoặc đã từng mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
- Người gặp phải những dị tật bất thường ở niệu đạo hoặc bộ phận sinh dục bị thương tổn.
- Đã từng có tiền sử gặp các vấn đề ở tuyến tiền liệt, bàng quang, hệ tiết niệu hoặc từng gắn ống sonde tiểu.
- Nam giới bị hẹp nhưng không cắt bao quy đầu.
- Nam giới mắc bệnh lao.
Viêm mào tinh hoàn phổ biến ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 35. Ảnh: Internet
Biểu hiện của viêm mào tinh hoàn thường xuất hiện đột ngột với mức độ nhẹ, qua thời gian không được điều trị thì triệu chứng ngày một trở nặng.
Một số biểu hiện của viêm tinh hoàn thường thấy như sốt nhẹ, ớn lạnh, tiểu khó, tiểu nhiều lần và đau tinh hoàn, đau nhức vùng xương chậu. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể bị một khối u ở trên tinh hoàn, và có dòng mủ chảy từ dương vật.
Cơn đau càng dữ dội khi xuất tinh và tiểu tiện, có thể lẫn máu trong nước tiểu và tinh dịch. Bệnh nhân có thể thấy vùng bìu bị sưng, tấy đỏ và đôi khi ở bẹn nổi hạch.
Khi gặp các bất thường vùng bìu cũng như những biểu hiện của viêm mào tinh hoàn cần chủ động đi đến cơ sở y tế để được điều trị nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh.
Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm mào tinh hoàn có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm làm teo tinh hoàn, xuất hiện lỗ rò bất thường ở bìu, gây suy giảm sức khỏe sinh sản thậm chí là vô sinh. Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được kiểm tra thể lực, thăm hỏi triệu chứng và có thể xét nghiệm dịch ( nếu có).
Sau đó tuỳ vào hiện trạng mà bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tràng, xét nghiệm công thức máu hoặc nước tiểu hoặc chụp chiếu chi tiết nếu cần thiết.
Một số biện pháp điều trị viêm tinh hoàn như sau:
- Chữa trị bằng thuốc: Bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc kháng sinh như doxycycline và ciprofloxacin, thuốc giảm đau ibuprofen hoặc codein, và thuốc chống viêm như pirxicam hoặc ketorolac.
Trong quá trình này bệnh nhân kết hợp nghỉ ngơi, thực hiện động tác nâng bìu, chườm lạnh bìu. Bên cạnh đó bệnh nhân không nên lao động thể chất nặng và nên mặc tấm chắn thể thao để bảo vệ bìu, tránh hoạt động tình dục, kết hợp chế độ ăn uống khoa học nhiều rau xanh.
- Can thiệp ngoại khoa: Sau khi điều trị bằng thuốc nếu bệnh tình không thuyên giảm gây áp xe tinh hoàn thì bác sĩ có thể can thiệp bằng phẫu thuật hoặc hút dịch bằng kim loại.
Điều trị viêm mào tinh hoàn đòi hỏi bệnh nhân phải hết sức kiên trì. Ảnh: Internet
Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng. Bệnh nhân viêm mào tinh hoàn cần hạn chế các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao như chân giò heo, thịt cừu, thịt bò,... đồng thời, tránh các thức ăn cay nóng nhiều gia vị tiêu ớt vì có khả năng làm viêm nhiễm nặng hơn.
Các đồ uống có ga và cồn, chất kích thích cũng tuyệt đối tránh xa để không khiến bệnh nặng thêm bạn nhé!
Phần lớn các trường hợp bệnh viêm mào tinh hoàn cấp tính đều được điều trị thành công bằng thuốc nhưng bệnh có thể tái phát nếu bệnh nhân không chủ động phòng tránh bệnh sẽ trở thành viêm mào tinh hoàn mãn tính.